Gieo mầm trên Sa mạc là cuốn sách được Masanobu Fukuoka - một người nông dân, kiêm triết gia người Nhật Bản viết vỏn vẹn trong 3 tháng. Cuốn sách giống như di sản của ông vậy, nó chia sẻ đa dạng và sâu sắc hơn về việc làm nông tự nhiên, phục hồi sự sống trên phạm vi toàn cầu và giải quyết căn bản vấn đề an ninh lương thực. Nếu bạn quan tâm đến cuốn sách này thì sau đây là phần review cuốn Gieo mầm trên Sa mạc.
>> Có thể bạn quan tâm: Những Cuốn Sách Nên Đọc 2023 Giúp Truyền Cảm Hứng, Động Lực
- Tác giả: Masanobu Fukuoka
- Số trang: 216
- Năm xuất bản: 2017
Masanobu Fukuoka - một người nông dân, kiêm triết gia người Nhật Bản. Ông nổi tiếng khắp thế giới với kỹ thuật làm nông thuận tự nhiên, không hóa chất, không máy móc hay nhiên liệu hóa thạch, đem về sản lượng cao bất ngờ mà không sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học hay thuốc trừ sâu nào.
Trong suốt cuộc đời mình, ông đã đi khắp nơi để diễn thuyết về nông nghiệp thuận tự nhiên, truyền cảm hứng để thế hệ sau biết bảo vệ môi trường và gieo trồng mầm xanh trên trái đất.
Gieo Mầm Trên Sa Mạc không phải là một tác phẩm dễ đọc. Nó được viết theo lối tư duy của người Nhật, đòi hỏi người đọc phải dành nhiều thời gian suy ngẫm về những triết lý trong nông nghiệp và đời sống để có những hành động thiết thực trong việc bảo vệ trái đất.
Sách không viết về những phương pháp theo đuổi nông nghiệp thuận tự nhiên một cách cụ thể hay theo quy mô mà nó là cả một triết lý sâu sắc. Sách đưa ra một kế hoạch to lớn và dài hơi, để trả lại màu xanh cho tự nhiên và trái đất. Nhưng để làm được việc đó, cần có sự chung tay của nhân loại trên toàn thế giới.
Khi ông Fukuoka mới 25 tuổi đã làm chuyện “điên cuồng”. Ông dành cả nửa đời để gây dựng một nông trại thuận tự nhiên – đi ngược lại hoàn toàn cách làm nông truyền thống cũng như hiện đại. Và rồi ông đã thành công. Nông trại của ông luôn đứng Top đầu nước Nhật về sản lượng lẫn chất lượng.
Khi đã nổi tiếng, ông lại tiếp tục có ý nghĩ “điên cuồng” là đi khắp nơi để phủ xanh lại các sa mạc. Giấc mơ hoang đường là “phủ xanh sa mạc” của liệu có thành công như ông Fukuoka đã từng với nông trại tự nhiên của mình?
Fukuoka cho rằng các sa mạc trên thế giới xuất hiện ngày một nhiều là do tác động của con người. Ý thức được mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng sinh thái trên phạm vi toàn cầu, ông cho rằng việc cấp thiết cần làm bây giờ là phủ xanh lại sa mạc trước khi quá muộn. Những hành động có thể thực hiện ngay lúc này là gieo trồng hạt giống trên diện rộng, phát tán càng nhiều loài cây và vi sinh vật cùng nhau càng tốt.
Ông Masanobu Fukuoka đã đến Mỹ, Ấn Độ, Thái Lan, Trung Quốc… và đến đâu cũng đem theo hạt giống. Ông thử tìm cách gây dựng lại thảm thực vật, cố sức đưa mảnh đất về gần nhất với trạng thái tự nhiên và để tự nhiên làm nốt việc còn lại của nó.
Đến hôm nay, không chỉ có ông, không chỉ có nông trại của ông mà đã có cả một cộng đồng những người làm nông thuận tự nhiên. Những khu vườn rừng đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Những hạt mầm ông gieo và truyền cảm hứng đã bắt đầu nảy mầm. Bất chấp sự sa mạc hóa cùng sự nóng lên toàn cầu, cuộc cách mạng đã bắt đầu nhen nhóm. Và hi vọng thực sự đến một ngày trái đất có thể xanh tươi trở lại.
Sách gồm có 6 phần, bắt đầu từ câu chuyện Masanobu Fukuoka trở về làm nông nghiệp cho đến những chuyến du hành của ông trên khắp thế giới để thực hiện kế hoạch của mình.
Chương 1: Tiếng gọi đến với nông nghiệp tự nhiên
1. Tôi trở về với việc làm nông
2. Những thử thách thời chiến tranh loạn lạc
3. Ý nghĩa thực sự của Tự Nhiên
4. Những sai lầm của tư tưởng loài người
5. Sẽ không có Chúa hay Phật nào ra tay cứu lấy loài người
6. Cánh chuồn sẽ là Đấng cứu thế
7. Cuộc sống thuận tự nhiên
Chương 2: Xét lại tri thức của con người
1. Sự khởi sinh của tri thức phân biệt
2. Thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin
3. Hiểu về thời gian và không gian chân thực
4. Gen trội và gen lặn
5. Một cách nhìn khác về tiến hóa.
6. Những giống lai xuất hiện một cách tự nhiên trong ruộng lúa của tôi
7. Từ bỏ những gì chúng ta nghĩ là mình biết
Chương 3: Chữa lành cho một thế giới trong cơn khủng hoảng
1. Hồi phục lại trái đất và con người của nó
2. Trong tự nhiên, không có những con côn trùng có ích hay gây hại
3. Đông y và Tây y
4. Nỗi sợ chết
5. Câu hỏi về linh hồn
6. Nền kinh tế bạch tuộc hút tiền
7. Ảo tưởng về luật nhân quả
8. Cách tiếp cận hiện tại của các phương thức đối phó với sự sa mạc hóa
Chương 4: Sự sa mạc hóa toàn cầu
1. Những bài học từ các cảnh quan ở châu Âu và Hoa Kỳ
2. Bi kịch của châu Phi
3. Gieo những hạt giống trong một trại tị nạn ở châu Phi
Chương 5: Tái phủ cây cho trái đất thông qua những phương pháp tự nhiên
1. “Sản xuất” nông nghiệp thực chất ra là tiêu xuất
2. Trại chăn nuôi thương mại sẽ tàn phá đất đai, tôm cá nuôi lồng thì phá biển
3. Gieo những hạt mầm trên sa mạc
4. Tạo nên những vành đai xanh
5. Tái phủ cây cho đất nước Ấn Độ
6. Những ghi chép từ một hội nghị thượng đỉnh quốc tế về môi trường
Chương 6: Những chuyến du hành trên bờ tây nước Mỹ
1. Các khu chợ nông dân
2. Các nông trại tự nhiên ở thành thị
3. Người gieo và Chim muông gieo
4. Trồng lúa ở thung lũng Sacramento
5. Từ làm nông hữu cơ tới làm nông tự nhiên
6. Hai hội nghị quốc tế
7. Những cây tuyết tùng Nhật Bản ở Trung tâm Thiền
Phụ lục A: Tạo lập một trang trại tự nhiên ở các vùng ôn đới và cận nhiệt đới
1. Những cánh rừng phòng hộ tự nhiên
2. Gây rừng phòng hộ
3. Cây chắn gió
4. Tạo lập vườn cây ăn trái
5. Tạo các “cánh đồng” ở trong vườn cây ăn trái
6. Tạo lập một cánh đồng truyền thống
7. Tạo lập những cánh đồng lúa
Phụ lục B: Làm các viên đất chứa hạt giống dùng để tái lập thảm thực vật
1. Mục đích Vật liệu
2. Phương pháp gieo hạt từ trên không
3. Phương pháp sản xuất viên đất
4. Các đặc tính của viên đất
Phụ lục C: Sản xuất môi trường nuôi cấy tự nhiên toàn diện
Trên đây là thông tin review về cuốn sách gieo mầm trên sa mạc. Có thể thấy rằng, cuốn sách đã mang đến cho chúng ta những tư tưởng đầy mới mẻ và tính nhân văn trong việc tái tạo lại trái đất. Hành trình đọc sách luôn luôn thú vị là thế - hãy để pibook.vn đồng hành mang đến cho bạn những cuốn sách hay.