"Những hiệu quế" của Bruno Schulz, xuất bản lần đầu vào năm 1934, là một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất trong văn học Ba Lan đầu thế kỷ 20. Tập truyện ngắn này khám phá một thị trấn nhỏ qua con mắt của một cậu bé, nơi ranh giới giữa thực và ảo trở nên mờ nhạt.
Schulz đưa người đọc vào một không gian giàu trí tưởng tượng, nơi các yếu tố thần thoại, ngụ ngôn và biểu tượng đan xen tạo nên một bầu không khí vừa thơ mộng vừa phức tạp. Ông khai thác những chủ đề như thời thơ ấu, ký ức, sức mạnh của trí tưởng tượng và sự ngây thơ bị đánh mất, tất cả được miêu tả bằng ngôn ngữ giàu chất thơ và những mô tả sống động.
"Những hiệu quế" không chỉ là một tập truyện ngắn mà còn là một hành trình vào tâm hồn con người và những bí ẩn của cuộc sống. Thị trấn nhỏ bé và cư dân của nó hiện lên đầy màu sắc qua những nhân vật lập dị, sinh vật thần thoại và sự kiện kỳ diệu, pha trộn giữa cái trần tục và cái kỳ ảo. Tác phẩm này còn là một lời tôn vinh sức mạnh chuyển biến của nghệ thuật và quá trình sáng tạo.
Mặc dù sự nghiệp văn học của Bruno Schulz bị cắt ngắn một cách bi thảm trong Thế chiến II, tác phẩm của ông vẫn tiếp tục ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ nhà văn sau này. "Những hiệu quế" là một minh chứng cho tài năng đặc biệt của Schulz và là một chuyến phiêu lưu không thể bỏ qua cho những ai yêu thích văn học siêu thực và phong cách viết giàu trí tưởng tượng.
Tác giả: Bruno Schulz
Dịch giả: Xuân Trường
Nhà xuất bản: Hội nhà văn
Nhà phát hành: Khác (FORMApubli)
Số trang: 160
Phát hành: 2023
Giá bìa: 72.000đ
Mua sách giá rẻ tại website bán sáchPibook.vn tiết kiệm từ 30% giá bìa. Đặt ngay!
Khi cầm trên tay "Những hiệu quế" của Bruno Schulz, bạn sẽ ngay lập tức bị cuốn vào một thế giới đầy màu sắc của trí tưởng tượng và thơ mộng. Tập truyện ngắn này không chỉ mở ra cánh cửa vào một thị trấn nhỏ ở Ba Lan đầu thế kỷ 20, mà còn dẫn dắt bạn qua những dải mộng mơ nơi ranh giới giữa thực và ảo trở nên mờ nhạt. Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn gửi tới bạn đọc tổng hợp một vài chia sẻ cảm nhận của độc giả đã đọc tác phẩm, mời bản tham khảo review sách bên dưới!
Những hiệu quế - Bruno Schulz
Văn học Ba Lan có vẻ lạ lẫm với bạn đọc Việt Nam ngày nay, mình nói ngày nay vì Bruno Schulz là một trong số những nhà văn kinh điển có ảnh hưởng lớn đến thế hệ nhà văn Việt Nam trước đây, và không ngoa khi nói rằng rất nhiều nhà văn Việt Nam trước lẫn sau cách mạng đều có một quyển sách của Bruno Schulz để gối đầu giường. Thế nhưng vì sao đến nay thì văn chương của ông lại trở nên lạ lẫm đến thế?
Trở lại với Bruno Schulz và một trong số ít những tác phẩm hiếm hoi của ông tại Việt Nam: Được xuất bản lần đầu tiên cách đây hơn 90 năm, Những Hiệu Quế của Bruno Schulz gồm 17 truyện ngắn được liên kết với nhau thông qua góc nhìn của một cậu bé kể về người cha và trải nghiệm tuổi thơ.
Những Hiệu Quế với một thế giới siêu thực, diễn luận những hình tượng tưởng chừng là siêu nhiên nhưng lại ngộp thở như đang hiển hiện ngay trước mắt. Vừa phức tạp lại vừa đào sâu vào từng sự vật, từ bầu không khí ngột ngạt đến khó thở, từ sự tinh tế trong bầu trời đầy sao vọng tận thinh không,Những Hiệu Quế khiến mình không dám vội vàng lật ngay sang trang kế tiếp mà phải chậm rãi thưởng thức từng con chữ, từng dòng văn.
Cùng là người cha ấy, cùng là cậu bé con, cùng là những con ma nơ canh xếp hàng dãy, cùng là con chó nhỏ nọ, nhưng qua câu chuyện tiếp theo, những sự vật con người tưởng chừng đã thân quen ấy lại biến đổi cả về hình thức lẫn tâm tính. Theo góc nhìn của cậu bé, hay của chính tác giả, mình thấy một điều diệu kì của con chữ mà ở đó việc cố chấp để hiểu lại trở thành vô dụng. Bạn có bao giờ thấy một quyển sách hay nhưng không thể tóm tắt được nội dung của nó? Thấy nó cuốn hút nhưng không thể chỉ rõ ra điều gì khiến bạn bị cuốn hút? Hay đơn giản là việc dù không hiểu lắm nhưng vẫn bị những con chữ cuốn lấy cả tâm hồn?
Nếu mà đã từng đọc Kafka, người đọc sẽ không khó để nhận ra sự tương đồng của Bruno Schulz và nhà văn nổi tiếng ấy. Nếu chỉ đang ngờ ngợ trong bầu không khí ở Phố Cá Sấu (trang 89) và lý thú vì phát hiện của mình thì ngay khi đọc đến Đêm Mùa Tuyệt Diệu (trang 116) mình đã không thể phủ nhận sự tương đồng ấy được nữa. Vậy liệu Bruno Schulz chịu sự ảnh hưởng của Franz Kafka hay đây chỉ là một sự trùng hợp? Chính những suy nghĩ ấy khiến nỗi tò mò về nhà văn Ba Lan này của mình ngày càng lớn hơn, và mặc dù chưa thực sự tìm hiểu nhưng mình đã nghĩ đến việc xem xét điều đó trong ấn phẩm tiếp theo của ông mà FORMApubli sẽ ra mắt bạn đọc trong kì Hạ này là Dưỡng Đường Đồng Hồ Cát.
“Có bao nhiêu hình dạng khốn khổ, tàn tật, chắp vá rời rạch của sự sống, chẳng hạn sự sống được tạo ra một cách gượng gạo của những cái rương bàn bị đóng chặt vào nhau, những thanh gỗ bị đóng đinh, những kẻ chịu đọa đày câm lặng trước tài phát minh tàn bạo của con người.”
Những Hiệu Quế - Bruno Schulz
Đánh giá cá nhân: 4/5
Trong gian phòng nhỏ thó, qua những ô cửa sổ bằng kính trong trẻo hướng về nơi Mặt Trời kiêu hãnh đang ngự trị. Những hạt nắng như những nàng tiên nhỏ khéo léo đưa thân mình qua những khung cửi, những khe cửa rồi tràn ngập nơi hiệu quế nhỏ ngụ tại một ngõ tuy thưa nhưng không đến mức buồn tẻ hay chán ngắt.
“Ta không thể nhìn thấy cơn bão. Ta chỉ có thể nhận thấy tác động của nó lên những ngôi nhà, lên các mái mà nó xuyên qua.”
Những Hiệu Quế chính là những suy tư nồng nàn được bản thân tác giả phác thảo lại trên nền giấy trắng với nét bút tỉ mỉ cùng câu từ đặc biệt bay bổng, có sự chắt lọc. Bên cạnh đó, tác phẩm này vô hình trung đã tạo nên những phức cảm đặc biệt trong nội tâm của độc giả thông qua những truyện ngắn khác nhau xuyên suốt áng văn chương tuy nhỏ mà có võ này.
Thiên nhiên trong những trang văn lộng lẫy được tác giả chăm chút, tỉa tót và xây dựng nên đặc biệt tỉ mỉ, đẹp đẽ và đặc biệt mênh mông. Thiên nhiên trong tuyển tập truyện ngắn này khoác lên mình một bộ cánh sang trọng nhưng không kém phần ấm áp tựa như một thiếu nữ đang thả mái tóc vàng óng màu nắng nhạt đi trong ngày đông nhiều mây và có tuyết. Có lúc thiên nhiên lại rũ bỏ bộ mặt điểm tĩnh của bản thân, thoát khỏi những suy tư trong ngày đông giá rét để diện lên mình những bộ cánh mùa hạ độc đáo, thú vị nhưng không kém đi những chiêm nghiệm đặc biệt về con người, về những giới hạn mà thời gian đặt ra cho tuổi xuân ngắn ngủi của con người.
Dù không trực tiếp đề cập hay nói đến “con người” nhưng bằng sự tinh tế của mình thì văn sĩ đã biết cách để thông điệp này nép mình bên dưới những con chữ thanh tao mà đầy ý vị. Con người theo nhiều góc độ chính là một trong nhiều kiệt tác được tạo hóa nhào nặn và trao đến với địa cầu. Chính sự phong phú trong tính cách, về màu da và về cả quốc tịch, con người mới có thể trở nên thú vị và mới mẻ trong mắt nhau và trong cái nhìn vĩ đại của tạo hóa. Điều khiến con người và thiên nhiên trở nên gần gũi và thân thuộc với nhau lại chính là cách hai chủ thể này thể hiện cảm xúc của cá nhân mình. Với những tâm tư khó nói, với những câu chuyện khó lòng chia sẻ thì con người được phủ lên mình những gam màu trầm buồn, có đôi phần ủy mị nhưng không đến mức sến sẩm. Với những nụ cười bên tách cà phê buổi sáng vẫn ấm nóng, con người lại tươi tắn vẽ nên một ấn tượng khác hết sức rực rỡ và lung linh. Con người trên hết chính là sự sống đẹp đẽ và mỹ miều nhất. Nên dù có đến từ đâu thì chúng ta vẫn hết mực tôn trọng bản ngã, màu sắc và chính bản thân mình.
Dẫu vậy, bản chất của cuộc sống này vẫn hàm chứa một lượng vô thường đáng kể. Dù con người có lộng lẫy hay xinh đẹp đến đâu thì thời gian chính là thứ vũ khí làm hao mòn đi những nụ hoa rạng ngời của Trái Đất. Mọi sự vật hiện tượng diễn ra xung quanh con người đều phải chịu sự ràng buộc của không thời gian. Và không ai có thể thoát ra khỏi bàn tay tàn nhẫn và lạnh lùng ấy. Song, dù vô thường là thế, chính con người vẫn chưa từng từ bỏ. Hết ngày này qua ngày khác, con người đã luôn nỗ lực hết mình để bản thân không bao giờ lỗi mốt như những ma-nơ-canh mãi mãi vẫn một tư thế mà không có nổi sự nâng cấp hay tiên tiến gì. Cuộc đời, thời gian và tính vô thường dù mạnh. Nhưng con người vẫn luôn là chủ thể nhận thức được rõ tầm quan trọng ấy. Vì vậy, để cho giới hạn ấy không còn là thứ quá đỗi đáng sợ, con người đã nỗ lực cống hiến và biến mình cá thể độc nhất và màu sắc để dù khi thời gian và cuộc đời có bỏ quên họ thì Trái Đất này cũng sẽ không bao giờ làm như thế. Bởi, dù có bị bỏ lại theo dòng thời gian thì lịch sử mai đây cũng sẽ không khước từ những dấu chân vĩ đại.
Tóm lại, “Những Hiệu Quế” là một áng văn có sự sâu sắc trong nội dung, có sự tinh tế trong việc chắt lọc những tinh anh trong con chữ kết hợp cùng giọng văn có tính trải nghiệm cao. Đây ắt hẳn sẽ là tác phẩm không tốn quá nhiều thời gian để đọc, nhưng để đào sâu và hiểu được nhiều hơn những lớp lang trong bề dày ý nghĩa ấy thì thực sự không hề dễ dàng. Đến đây thì có lẽ là tớ phải chào tạm biệt mọi người mất rồi. Hẹn gặp lại người ở một bài đăng sớm nhất nhé? Xin chào, và hẹn gặp lại!
Tổng hợp review : Minh Ngọc