Tiểu thuyết Hồ là một trong những cuốn sách hay nên đọc một lần trong đời của tác giả Kawabata Yasunari. Cuốn sách như dẫn dắt người đọc đi vào vào thế giới thực của thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ 2 tại Nhật Bản. Nếu bạn là độc giả yêu thích tiểu thuyết thì không thể bỏ qua cuốn sách này. Bài viết dưới đây, pibook.vn sẽ giúp bạn review tiểu thuyết hồ - một cuốn sách đáng để đọc và suy ngẫm.
Tác giả: Kawabata Yasunari
Thể loại: Tiểu thuyết
Ngôn ngữ: Tiếng Việt
Ngày xuất bản: 2018
Đánh giá trên trang Goodreads: 3.67/5
Yasunari Kawabata sinh ngày 14/6/1899, tại Osaka. Ông là tiểu thuyết gia Nhật Bản đầu tiên và người châu Á thứ 3 đoạt giải Nobel Văn chương sau Rabindranath Tagore và Shmuel Yosef Agnon. Ông mồ côi từ khi mới lên 2, sống cùng với chị và bà ngoại. Khi lên 7 tuổi thì bà ngoại qua đời, năm ông 9 tuổi thì mất chị, năm 14 tuổi ông ngoại cũng qua đời. Sau đó ông phải đến Tokyo sống với dì. Ở tuổi đôi mươi, ông đã bị cô gái hết lòng yêu thương từ hôn không một lời giải thích. Chính tuổi thơ bất hạnh và cuộc sống cô đơn côi cút dưới sự ảnh hưởng của chiến tranh đã tạo nên cảm thức cô đơn, nghiệt ngã trong các tác phẩm văn chương của Kawabata.
Sự nghiệp văn chương của Kawabata để lại nhiều tác phẩm giá trị như: Lễ Chiêu Hồn, Vũ Nữ Izu, Xứ Tuyết, Ngàn Cánh Hạc, Hồ, Những Người Đẹp Say Ngủ,…
Năm 1972, ông tự tử bằng khí đốt. Tuy nhiên cũng có nhiều giả thuyết đưa ra về cái chết của ông. Cho đến nay nguyên nhân cái chết của ông vẫn còn là một bí ẩn.
Nội dung của tiểu thuyết Hồ là câu chuyện được kể đan xen giữa hiện thực và hồi tưởng của hai nhân vật chính là Momoi Gimpei – một thầy giáo dạy quốc văn, 34 tuổi bị đuổi khỏi trường vì có quan hệ tình cảm với học sinh của mình. Và Miyako – một thiếu nữ ở độ tuổi 20 phải bán thân cho ông già 70 tuổi Arita.
Gimpei mất bố từ nhỏ, sống cùng mẹ ở gia đình ngoại tại một ngôi làng nhỏ, chịu sự ghẻ lạnh từ họ hàng, điển hình là cô chị họ Yayoi. Gimpei cũng bị người mẹ xinh đẹp bỏ rơi suốt thời ấu thơ. Nỗi mặc cảm về ngoại hình với đôi bàn chân xấu xí và khao khát tình cảm người mẹ đã biến Gimpei trở thành kẻ có thói quen bệnh hoạn, chuyên bám theo những cô gái có vẻ đẹp dịu dàng để tìm kiếm cảm giác được gặp mẹ.
Trong khi đó, Miyako là một thiếu nữ xinh đẹp nhưng số phận đưa đẩy khiến cô trở thành vợ bé của một ông già 70 tuổi. Trong cuốn tiểu thuyết này, Miyako là hiện thân của cái đẹp mà Gimpei đang tìm kiếm, khao khát.
Và một ngày nọ, trên đường trở về nhà từ ngân hàng, Miyako bị Gimpei bám đuôi, bất cẩn cô làm văng chiếc túi trong đó có toàn bộ số tiền cô dành dụm được suốt nhiều năm thanh xuân. Mặc dù tiếc nuối số tiền nhưng sợ hại nên miyako không dám quay lại để tìm. Trong khi đó, Gimpei dù rất hối hận nhưng lòng tham khiến hắn ta không trả lại và đốt hết giấy tờ trong chiếc túi.
Hai người cứ như vậy quẩn quanh trong cảm xúc của riêng mình, từ đó những câu chuyện trong quá khứ của họ dần dần được phơi bày. Để đọc hết nội dung cuốn sách, hãy đặt mua cuốn sách tại đây
Tiểu thuyết Hồ ra đời trong bối cảnh xã hội Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2. Thất bại của Nhật Bản trong cuộc chiến đã để lại nhiều hệ lụy cho đời sống kinh tế, xã hội của người dân đất nước này. Tác giả Kawabata cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ.
Cuốn tiểu thuyết bao trùm nỗi buồn và sự cô độc: Không gian xám xịt của những ngày mùa đông ở thành phố Tokyo vẫn còn tàn tích của chiến tranh. Sự cô đơn và bất hạnh của các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết được dâng lên bởi những câu chữ chưa đầy 200 trang.
Hành trình truy tìm cái đẹp trong tiểu thuyết Hồ được triển khai theo cách thức kỳ quái. Ông xây dựng hình ảnh Gimpei - một người có thói quen bám đuôi những cô gái đẹp. Sự đam mê cái đẹp ấy trở thành góc khuất đen tối trong tâm hồn con người.
Đặc biệt cuốn tiểu thuyết không tồn tại trật tự không gian và thời gian. Người đọc bị cuốn vào những hồi tưởng của Gimpei và Miyako về quá khứ rồi đột ngột trở lại hiện thực. Tuy nhiên các sự kiện của câu chuyện được kết nối bằng một sợi dây xuyên suốt tác phẩm, đó là sự cô đơn, cô độc của các nhân vật.
Ngoài hai nhân vật chính, độc giả có thể cảm nhận được cả sự cô đơn ngự trị ở cả những nhân vật phụ như cô học trò Hisako, ông già Arita. Chính ám ảnh bị bỏ rơi, bị coi thường và sự thù hận đã khiến con người ngày càng sống trong sợ hãi và luôn cảm thấy cô đơn. Họ luôn khao khát tình yêu thương và sự tự do.
Quy luật tồn tại đan xen giữa cái đẹp và cái xấu: Nhân vật Gimpei được xây dựng là một người xấu cả về thể xác lẫn tinh thần nhưng những điều mà anh ta theo đuổi lại là cái đẹp. Gimpei tôn thờ phụ nữ đẹp, đẹp như vẻ đẹp của mẹ gã. Có thể thấy, song song tồn tại những tội lỗi xấu xí, lòng trắc ẩn vẫn ẩn náu đâu đó trong trái tim con người.
Kết thúc cuốn tiểu thuyết mở ra một không gian lơ lửng, nó là một sự thử thách với người đọc. Ranh giới giữa sự đẹp đẽ và xấu xí, sự thanh cao và dơ bẩn bỗng bị xóa nhòa và tan rã. Giá trị của cuốn tiểu thuyết này chính là ở việc gợi mở những suy ngẫm khác nhau ở độc giả thông qua kết thúc bất ngờ.
“Không có cuốn sách nào của Kawabata tôi đã đọc là vui vẻ. Tiểu thuyết Hồ cũng vậy nhưng cuốn sách này như chạm đến nơi sâu thẳm trong tâm hồn con người ngay cả khi Kawabata không đề cập đến trong tác phẩm.
Tiểu thuyết Hồ không tinh tế và hoàn hảo theo tiêu chuẩn của xứ tuyết nhưng vẫn là Kawabata nên câu chuyện vẫn rất đẹp. Một nhà văn thực thụ.
Tôi hoàn toàn hiểu tại sao Kawabata được nhận giải Nobel Văn học. Những tác phẩm của ông rất có hồn và người đọc có thể lạc lối trong cảm xúc của các nhân vật. Đẹp đẽ và phức tạp. Đây không phải cuốn sách dành cho những người yêu thích hành động mà phù hợp hơn với những người có khả năng chiêm nghiệm cuộc sống”.
Bạn có thể mua cuốn sách này tại pibook.vn và tham khảo thêm các sách tiểu thuyết bán chạy mọi thời đại trên website. Hy vọng rằng bài review cuốn tiểu thuyết Hồ trên đây đã giúp bạn đọc phần nào hình dung được giá trị của cuốn sách và lựa chọn đọc. Chúc bạn có một hành trình đọc sách thật thú vị.