“Thư Cho Em” của Hoàng Nam Tiến là một câu chuyện tình yêu sâu đậm giữa thiếu tướng Hoàng Đan và bà An Vinh, được tái hiện qua hơn 400 lá thư tay trong suốt hơn 40 năm. Những lá thư vội vã này mang đầy đủ các cung bậc cảm xúc: từ nhớ thương, giận hờn đến sự thấu hiểu và mạnh mẽ. Chúng là minh chứng sống động cho tình yêu xa, nơi hai con người phải dùng lời lẽ thông minh, lý trí nhưng cũng đầy tình cảm để giữ lửa hôn nhân và nuôi dạy con cái trong bối cảnh xa cách.
Cuốn sách không chỉ là ký ức lãng mạn của riêng hai người mà còn đại diện cho tình yêu của nhiều gia đình quân nhân trong thời kỳ chiến tranh. Họ yêu nhau nhưng luôn đặt Tổ quốc lên trên bản thân mình. Được kể lại bởi chính con trai của đôi vợ chồng, Hoàng Nam Tiến, “Thư Cho Em” một lần nữa ca ngợi sức sống mãnh liệt của tình yêu, vừa cảm động vừa đáng ngưỡng mộ.
Đọc “Thư Cho Em”, ta không chỉ thấy tình yêu lứa đôi và lòng yêu nước, mà còn sống lại những thời khắc quan trọng của lịch sử dân tộc. Cuốn sách giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về vai trò của bản thân trong hiện tại và học tập tinh thần không ngừng phấn đấu để cống hiến hết mình.
Tác giả: Hoàng Nam Tiến
Nhà xuất bản: Hội nhà văn
Nhà phát hành: Nhã Nam
Số trang: 312
Phát hành: 2024
Giá bìa: 138.000đ
Đặt sách online ‘Thư cho em’ tại Nhà sách trực tuyến Pibook.vn giảm từ 30% giá bìa. Mua ngay!
Trong những trang viết đầy cảm xúc của “Thư Cho Em”, Hoàng Nam Tiến đã dệt nên một câu chuyện tình yêu thời chiến sâu sắc và chân thực. Qua hơn 400 lá thư tay, chúng ta được sống lại những khoảnh khắc nhớ thương, giận hờn và sự thấu hiểu mạnh mẽ giữa thiếu tướng Hoàng Đan và bà An Vinh. Cuốn sách không chỉ là ký ức lãng mạn của một đôi vợ chồng xa cách mà còn là bản hùng ca về tình yêu và lòng yêu nước cao quý. Blog sách hay của Nhà sách online Pibook.vn gửi tới bạn đọc tổng hợp một vài review sách của độc giả đã đọc tác phẩm, mời bạn tham khảo!
'Thư cho em' - mối tình vượt hai thế kỷ của thiếu tướng Hoàng Đan.
“Ba tôi là Thiếu tướng Hoàng Đan, mẹ tôi là Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị An Vinh. Họ thành vợ chồng vào một ngày mùa Thu năm 1954, sau khi ba đạp xe hơn ngàn cây số tìm cho được người mình yêu cưới làm vợ.”
Câu chuyện tình yêu đi cùng những năm tháng lịch sử của dân tộc, đi từ thời trẻ đến già, đi từ Bắc vô Nam, đi từ chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, Khe Sanh 1968, Quảng Trị 1972, Sài Gòn 1975, biên giới phía Bắc 1979 và 1984 đến khi hòa bình hoàn toàn. Cùng nhau đi quãng đường xa như vậy thật sự mình ngưỡng mộ và xem đó là cả hành trình, hành trình trưởng thành của chàng trai, cô gái trẻ nhiệt huyết với lòng yêu tổ quốc bền bỉ cả 1 cuộc đời, hành trình học vấn để phát triển bản thân, hành trình yêu thương chính mình cũng như yêu thương vợ chồng của mình, hành trình cống hiến sức trẻ, khỏe, tài, trí cho quốc gia để 1 ngày mai kia con của họ được cầm bút chứ k phải cầm súng đi đánh giặc.
Từng trang sách như trở về gần 70 năm về trước, khi "mẹ An Vinh" 8 tuổi, đã phải đi ở vì hoàn cảnh khó khăn, mẹ ở cho nhà bác Phượng (là chị gái của ba Đan). Bác rất quí mẹ Vinh nên bác còn cho đi học, thấy Vinh ngoan hiền, lại lễ phép, bác đã nhắm cho em trai mình là Hoàng Đan, sau những lần gặp gỡ, họ đã cảm mến nhau và tình yêu từ đó nảy mầm..
Câu chuyện cụ thể thì các bạn đọc sẽ thấy rất hay và nhiều điều chiêm nghiệm,... Cá nhân mình rất nể chỗ mẹ Vinh là sự ham học, mình có lẽ không đủ bản lĩnh như vậy, từ bé bà không được học hành mà trở thành đại biểu quốc hội sau này đó là cả một quá trình phấn đấu không ngừng nghỉ + nổ lực phi thường. Bà học khi chiến tranh, học khi ôm 2 đứa con mọn, học khi hòa bình, học mãi...còn ba Đan thì hơn cả soái ca trên phim, mà có ngoài đời rành rành.
Từng lá thư tay viết vội khi ở chiến trường hay những lá thư lúc nhàn hạ kể cho nhau nghe đôi ba điều giản dị đã vẽ lên 1 bức tranh tình yêu đôi lứa sống động trong chính mảnh đất hào hùng dân tộc, đất nước ta có được " một dải gấm hoa" như hôm nay là nhờ công sức của cả 1 thế hệ đã đứng lên!
Nói về sự thích, m thích cuốn này ngang Gánh Gánh Gồng Gồng. Thư Cho Em là cuốn sách đẹp và ý nghĩa, không chỉ bởi chuyện tình đẹp với hơn 400 bức thư “anh” Đan gửi cho “em” Vinh trong suốt 30 năm, mà còn in dấu thời gian, những sự kiện quan trọng của đất nước và thời đại.
Mình ngưỡng mộ cách họ vun đắp hạnh phúc, hiểu và chấp nhận nguyện vọng của đối phương, giãi bày tâm sự và luôn trấn an để người kia yên tâm. Em muốn phấn đấu sự nghiệp, chưa muốn có con, anh tôn trọng. Để có chút ít thời gian bên nhau, anh chẳng ngại đạp xe tranh thủ cuối tuần Hà Nội - Lạng Sơn, tuần nào cũng thế… chớp mắt là 30 năm sống xa cách và chưa có cái Tết nào trọn vẹn…
Thư Cho Em còn mở ra những giai đoạn lịch sử của đất nước qua hai cuộc kháng chiến và cả chiến tranh biên giới 1979, 1984. Giống nhiều cuốn sách khác viết về những nhân vật lớn cùng thời, Thư Cho Em để lại ấn tượng về một thế hệ sống hết mình, chiến đầu hết mình vì lý tưởng lớn, nhưng cũng rất đỗi giản dị: hoà bình, để con em được yên ổn học tập và không phải cầm súng. Là người của thế hệ sau, m thật sự biết ơn điều đó.
Một điểm cộng lớn làm cuốn sách trở nên dễ tiếp cận và hấp dẫn phải nói đến sự dẫn dắt của chú Hoàng Nam Tiến, con trai út của hai nhân vật. Nếu bạn theo dõi chú hoặc FPT thì chắc cũng đã từng thấy sự hài hước duyên duyên của chú rồi. Tên “Nam Tiến” cũng mang một ý nghĩa thật đẹp mà m nghĩ là hẳn chú phải tự hào và yêu lắm lắm. “Dẫu cuộc sống có cho tôi cơ hội đảm nhiệm nhiều vị trí, nhưng điều tôi tự hào nhất luôn là được làm con trai của Ba Mẹ.”
Thường thì những điều lớn lao, hoá ra lại rất giản dị. Còn những điều giản dị, thì lại rất đỗi lớn lao.
Xin cảm ơn chú Nam Tiến và gia đình đã quyết định chia sẻ phần ký ức này tới bạn đọc.
Một cuốn sách mà đã phải lục tung cái HN lên để cầm về tay
Trước đây, mình có cái suy nghĩ là thời xưa thì làm gì có tình yêu, ba mẹ đặt đâu con ngồi đó. Nhưng thật không phải vậy, may mắn của mình là cũng đã được nghe những câu chuyện ở đời thực của ông bà nên mình tin những gì viết trong cuốn sách này không có gì là không thể.
Điều bất ngờ mà quyển sách đem lại là không ngờ ngày xưa ông bà đã có những quan điểm trong tình yêu hiện đại như vậy. Một tình yêu có sự nồng nhiệt, sự cam kết, chắc nịch với lựa chọn của mình, tôn trọng ý tưởng của nhau, tương trợ nhau để cùng nhau tốt đẹp hơn, thay đổi mình thay đổi ta để hướng về một mục tiêu chung, chia sẻ vun đắp cùng nhau và cả sự hóm hỉnh, lãng mạng, dỗi hờn trong tình yêu đều có đủ cả chỉ là được thể hiện theo cách thức khác so với thời nay.
Những tư tưởng này, cho đến tận bây giờ vẫn được coi là tư tưởng tình yêu kiểu hiện đại không phải ai cũng biết và hiểu nó hoặc phải mất rất nhiều thời gian, đánh đổi bằng các bài học mới có thể nhận ra nó. Cũng có thể vậy mà thời này rất nhiều câu chuyện được trả lời bằng câu “Chưa đủ duyên”.
Cứ tưởng tình yêu là những gì mới mẻ chỉ mới xuất hiện ở thế hệ sau này. Nhưng không, nó đã luôn xuất hiện ở mọi thời đại và mọi hoàn cảnh. Dù bây giờ thanh niên có nhiều thời gian đắm chìm vào nó hơn ông bà nhưng chưa chắc đã vận dụng và tận hưởng được hết cái hay cái đẹp trong tình yêu bằng ông bà
Theo mình cảm nhận được, sự khác nhau đặc biệt giữa thế hệ trước và thế hệ bây giờ là việc không do dự với lựa chọn của mình. Họ chỉ có một và một lựa chọn duy nhất, dẫu có thế nào cũng cam. Cho dù đối phương có thế nào đi nữa thì đó cũng là ‘mình’ nên cũng sẽ có gắng nhìn ngắm ra những điểm đẹp điểm tốt để bấu víu vào và thậm chí là việc “yêu trong tưởng tượng” khác với thời đại bây giờ là “ngoại tình trong tư tưởng”
Những câu chuyện chai nước mắm, lọ mỳ chính vẫn xuất hiện như một lẽ tất yếu. Và thời đại nào cũng vậy, những mặt trái nó vẫn luôn tồn tại chỉ là kín đáo hay lộ liễu, được che dấu bởi những điều khác lấn át hay phơi bày mà thôi. Âu vẫn dựa vào sự vun vén và đức tính khoan dung của người phụ nữ vì sự êm ấm. Do vậy, hãy cứ hồn nhiên vì nó cũng là chuyện thường tình.
Tổng hợp Review: Minh Ngọc