Review sách Nhật ký cá sấu - Khâu Diệu Tân


Review Sách | 02/07/2024 00:08| Minh Ngọc

Lượt xem: 1947

Nhật ký cá sấu – Khám phá thế giới nội tâm chông chênh và đau đớn

Nhật Ký Cá Sấu” của Khâu Diệu Tân là một hành trình đầy cảm xúc vào thế giới nội tâm của một người đồng tính nữ trẻ tuổi. Với bối cảnh xã hội Đài Loan thập kỷ 80-90 còn nặng nề định kiến, cuốn sách mô tả sâu sắc những khát khao bị kìm nén và nỗi đau khi phải giấu mình dưới cái “lốt người” để sống sót. Không phải tự truyện nhưng tác phẩm gần như một cuốn tiểu thuyết tự sự, phản ánh chân thực nỗi niềm của tác giả trước sự ác ý và định kiến xã hội.

Lấy cảm hứng từ vụ việc gây chấn động Đài Loan năm 1993, nơi một quán bar đồng tính nữ bị quay lén và phát tán, “Nhật Ký Cá Sấu” sử dụng hình ảnh cá sấu để trào phúng và phê phán làn sóng bài đồng tính. Khâu Diệu Tân, nhà văn đồng tính nữ đầu tiên dám công khai căn tính của mình trên văn đàn Đài Loan, đã viết tác phẩm này như một lời tuyên chiến với những giá trị bảo thủ.

Review sách Nhật ký cá sấu
Tiểu thuyết Nhật ký cá sấu (Nguồn ảnh St Internet)

Cuốn sách không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là một tuyên ngôn mạnh mẽ về quyền sống và tự do của người đồng tính. Khâu Diệu Tân đã dùng tên thật của mình để xuất bản tác phẩm, như một hành động thách thức xã hội Đài Loan lúc bấy giờ, nơi vẫn còn nặng nề những định kiến và ác ý đối với cộng đồng LGBTQ+. “Nhật Ký Cá Sấu” là một lời kêu gọi sự đồng cảm và nhận thức, mở ra cánh cửa vào tâm hồn của những con người phải sống trong bóng tối của sự kỳ thị và định kiến, nhưng luôn khao khát được sống thật với chính mình.

Thông tin sách:

Tác giả: Khâu Diệu Tân
Dịch giả: Tố Hinh
Nhà xuất bản: Phụ nữ Việt Nam
Số trang: 304
Phát hành: 2022
Giá bìa: 109.000đ

Mua sách giá rẻ ‘Nhật ký cá sấu’ tại Nhà sách online Pibook.vn tiết kiệm từ 30% giá bìa. Đặt ngay!

Review sách Nhật ký cá sấu

“Nhật Ký Cá Sấu” của Khâu Diệu Tân không chỉ là một tác phẩm văn học đầy ám ảnh mà còn là một tuyên ngôn mạnh mẽ về quyền sống và tự do của người đồng tính. Với bối cảnh xã hội Đài Loan thập kỷ 80-90 còn nhiều định kiến, cuốn sách lôi cuốn người đọc vào thế giới nội tâm đầy đau đớn và khát khao bị kìm nén của một người đồng tính nữ trẻ tuổi. Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn gửi tới bạn đọc tổng hợp một vài review chia sẻ của độc giả đã đọc tác phẩm. Hãy cùng khám phá những tầng sâu cảm xúc và thông điệp mạnh mẽ ẩn chứa trong từng trang sách!

Review sách của Dii

Nhật ký cá sấu_Khâu Diệu Tân

Đánh giá cá nhân: 4/5

"Phản kháng chết chóc. Đúng là thế, giống như chế độ cài đặt sẵn từ khi sinh ra vậy. Thế nên bất luận tâm trí dù không muốn sống tới đâu chăng nữa, thân thể vẫn ngoan cường không chịu chết. Ngay cả người khác muốn chết cũng không cho, còn lôi người ta về nhà, thật nực cười!”

Thật ra trải nghiệm của mình với cuốn này khá thú vị, mình bắt đầu đọc “Nhật ký cá sấu” rất nhiều lần, lần nào cũng được 1-2 trang rồi đặt xuống tại thấy văn phong không quá hợp. Lần gần nhất đọc, mình đọc được nữa vẫn thấy vừa khó hiểu văn phong vừa không hợp, nhưng mà không hiểu sao mình lì quyết đọc lại từ đầu một lần nữa, và mình siêu thích.

Review Nhật ký cá sấu của Dii
Review sách của Dii (Nguồn Ins @dii_motgocnho)

“Nhật ký cá sấu” viết về đề tài đồng tính nói chung và đồng tính nữ nói riêng. Nhân vật “tôi” là một người đồng tính nữ sống ở Đài Bắc vào cuối những năm 1980. Được viết như những trang nhật ký thường ngày với đầy những hồi tưởng, suy ngẫm và đôi khi là những lá thư đầy day dứt. Những mối quan hệ đau đáu, những cuộc trôi dạt, những câu chuyện về vụn vỡ và cô đơn, những rào cản không tên bóp nghẹn những kẻ “khác biệt”, những con người chán ghét thực tại, người làm lơ sống qua ngày, người đắm chìm vào thương tổn và tự thương tổn.

Với mình “Nhật ký cá sấu” giống như một tiếng thét, nhưng là của một người vùi mặt vào gối mà hét. Dường như hét đến khàn giọng, hét đến lã người cũng không có ai thấu. Nhưng mà tiếng hét vẫn không ngừng vang lên, để đấu tranh dù cho thầm lặng và có lẽ cũng để biết mình vẫn còn tồn tại.

Ở thời đại của tác giả, đồng tính có lẽ là chuyện khó mà chấp nhận vậy nên cả “tôi”, Thuỷ Linh, Sở Cuồng và Mộng Sinh đều không ngừng trốn chạy. Chỉ đơn thuần là yêu và được yêu thôi cũng làm họ cảm thấy sợ hãi. Họ từng vờ như chẳng sợ hãi thế giới này, vờ như không để tâm, họ loay hoay tìm cách sống và tìm cách yêu nhưng rồi họ lại chạy…Họ chạy, họ chạy trốn chính mình, chạy khỏi sợ hãi, chạy trốn khỏi nhau, chạy để vơi đi cảm giác tội lỗi, chạy để thấy mình chẳng còn quá khác biệt trong thế giới rộng lớn này.

Nhân vật mà mình ấn tượng nhất không phải “tôi”, cũng không phải Thuỷ Linh mà “tôi” yêu, mình ấn tượng với Mộng Sinh. Mộng Sinh đem lại cho mình cảm giác ước mong lớn nhất mà anh ta ngày đem cầu với ông trời là được chết, nhưng ông trời nói rằng chưa phải lúc. Mình cảm thấy Mông Sinh là nhân vật sụp đổ nhất, dường như thở đối với anh cũng phí sức. Mình cảm thấy Mộng Sinh là người chạy trốn điên cuồng nhất, anh ta dường như đồng ý vứt bỏ mọi thứ để tháo chạy, bỏ lại cả bản thân. Anh liên tục tự thương tổn và tự làm đau bản thân bằng nhiều cách khác nhau và rồi anh nhận ra chỉ sống thôi đã là cách tự hại đau đớn nhất rồi.

“…nếu sống mà như chết mới là chết thật sự, anh chẳng cần tìm kiếm cái chết nữa, cả ngọn núi ấy sẽ tự đổ ập lên lưng anh, anh chỉ cần ngồi im chờ đợi, chẳng cần làm gì cả, cứ kệ nó là được.”

“Cá sấu” cũng là một hình tượng nổi bật của tác phẩm, với mình cá sấu là một phần của các nhân vật, chứ không chỉ của nhân vật “tôi”. “Cá sấu” khác biệt và bí ẩn, dường như tất cả mọi người đều muốn biết nó là ai. Tất cả đều tò mò sự khác biệt của nó, dường như chúng ta khó mà chấp nhận sự khác biệt, nhưng lại rất tò mò và mong muốn thấy được sự khác biệt. Điều gì sẽ xảy ra nếu người ta thật sự bắt được “cá sấu”? Người ta sẽ nghiên cứu, mỏ xẻ hay trưng bày? Người ta sẽ chấp nhận sự khác biệt đó hay cảm thấy kì dị và bài xích? Thật ra dưới góc nhìn cá nhân của mình, “cá sấu” còn đại diện cho mong muốn, mong muốn giấu mình đến cuối. “Cá sấu” đeo lên một lớp vỏ bọc giấu mình kĩ đến mức không có ai biết “cá sấu” thực sự trông như nào. Mình nghĩ có những nhân vật cũng mong ước như thế, cứ hoà vào dòng người mà tồn tại thôi…Ước gì họ không nhận ra mình, không nhận ra thì mình chỉ là họ mà thôi. Hoặc chỉ đơn giản là muốn sống thật hạnh phúc, bởi vì “cá sấu” có những sở thích rất giản đơn, chỉ một cái bánh su kem có lẽ cũng làm nó hạnh phúc…

Bạn nào thích “Nhật ký cá sấu” có thể đi nghe thử và đọc lyrics “Chốn Thê Mỹ” của Quách Đỉnh với “Người yêu” của LiLy Chou, thật sự là mình thấy nó siêu hợp với nội dung sách luôn.

Nhất là lyrics của “Người yêu” mình thấy siêu hợp với tuyến Sở Cuồng với Mộng Sinh, nhất là 4 câu này nè:

“Đừng trách anh ta chỉ luôn dám thừa nhận ở trong mơ

Rằng em là người anh ta yêu nhất trong thế giới mà anh ta hận nhất này

Nhưng kẻ anh ta hận lại không chết

Người anh ta yêu lại không thể có được.”

Review sách của A Giác

Nhật Ký Cá Sấu: Đồng tính, dị tính, đâu là “lốt người”?

Khi đọc Nhật Ký Cá Sấu, tôi đã đánh dấu trang rất nhiều, và dùng đủ mọi cách để đánh dấu. Có khi là dán đuôi nheo màu xanh, có khi là vạch bằng bút chì, cũng có lúc không mang theo người cả hai thứ ấy, vậy là thẳng tay gấp chéo mép sách. Tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ bán cuốn sách này đi, vậy nên sẽ thoải mái sử dụng nó với mục đích cá nhân. Khâu Diệu Tân đã khiến tôi rung động đến vậy đấy, còn chưa đọc hết đã nghĩ rằng sẽ giữ cuốn sách của cô mãi mãi.

Review sách Nhật ký cá sấu của A Giác
Review sách của A Giác (Nguồn Ins @_satohsai)

Khâu Diệu Tân là nhà văn đồng tính nữ nổi tiếng nhất Đài Loan. Hai mươi sáu tuổi, cô tự vẫn với một con dao đâm ngập vào ngực. Chọn cách ra đi đau đớn thế, nhưng xem ra cũng rất phù hợp với con người cũng như những gì được thể hiện trong văn cô. Nhật Ký Cá Sấu không phải tự truyện, nhưng không khó để thấy nó mang trên mình dáng dấp của thể loại này. Thông qua nhân vật “tôi”, Khâu Diệu Tân kể về những người mà mình đã gặp khi bắt đầu lên đại học - cũng chính là khi cuộc sống một-mình của cô chính thức bắt đầu.

“Trước kia tôi tin rằng mỗi người đàn ông ở sâu thẳm trong lòng đều có một ‘hình mẫu’ phụ nữ, người anh ta yêu nhất là kẻ giống với ‘hình mẫu’ ấy nhất. Tuy tôi là nữ nhưng ‘hình mẫu’ sâu thẳm trong lòng tôi cũng là phụ nữ. Một người phụ nữ ‘nguyên mẫu như ảo giác đẹp đẽ nhất hiện ra trước lúc chết cóng giữa núi cao buốt giá, đã len vào hiện thực của tôi rồi lại lẩn mất.”

[...]

“Tôi là một người con gái yêu con gái. Suối lệ tràn trề, đầm đìa trên mặt như trứng đánh mật ong.”

Đúng vậy, “tôi” là một đồng tính nữ. Lên đại học, “tôi” gặp một người con gái tên là Thuỷ Lĩnh, sau đó nhanh chóng biết rằng mình khao khát chị. Chỉ là tình yêu càng sâu đậm, càng nồng nhiệt thì cô càng lo sợ. Một ngày kia, cô hoảng hốt chạy trốn khỏi Thuỷ Linh. Hai người cứ tan rồi lại hợp, không ngừng giày vò và làm đau đổi phương, đồng thời cũng làm đau chính minh. Lần cuối khi Thuỷ Linh nói chị yêu cô của ngày xưa và cầu xin cô đừng phá hỏng chính cô tốt đẹp ấy trong lòng chị, cô bèn quyết định sẽ giẫm lên nắng ban mai và ra đi mãi mãi. Sau đó “tôi” lại gặp một người phụ nữ khác và bị sự tuyệt vọng của chị thu hút, vậy nhưng sau cuối, cô cũng rời bỏ chị vì vẻ đẹp tuyệt vọng ấy, “Tôi” luôn cảm thấy thế gian không hiểu mình, mà mình cũng không sao sống một cách bình thưởng giữa thế gian được, vậy nên cuối cùng, chú cá sấu đơn độc luôn phải khoác “lốt người” quyết định tự vạch trần mình với kẻ khác, rồi kết liễu bản thân.

Đọc những lời bộc bạch của “tôi”, thậm chí của Thuỷ Linh hay Mộc Sinh, Sở Cuồng, Thôn Thôn và Chí Nhu, tôi đều cảm thấy họ như những bản thể khác nhau của cùng một cá thể. Họ điên cuồng, cực đoan, họ nhìn thấu nổi đau của thế giới, nhưng quá kiêu hãnh để thừa nhận nỗi sợ và nỗi đau của chính minh. Họ cứ chạy trốn từ nơi này đến nơi khác, bị giằng xé giữa mâu thuẫn có một hạnh phúc bình thường với việc sống thật với phải tính cùng cuộc sống trùng trùng nguy cơ. Song song với câu chuyện của “tôi” và những người xung quanh, Khâu Diệu Tân phân tách chính mình - hoặc “tôi”, hoặc những người giống “tôi” - những người có phải tính lệch chuẩn, thành một bản thể khác là cá sấu.

Cá sấu là đối tượng săn đuổi số một của truyền thông và xã hội, ai cũng muốn bắt được nó, nghiên cứu nó, hạn không thể mổ xẻ nó ra để xem xem rốt cuộc cả sấu khác người bình thường ở chỗ nào. Chính vì thế nên lúc nào cá sấu cũng phải khoác lốt người, che giấu sở thích cá sấu của mình, trở thành “hình mẫu” bình thường để hòa nhập cộng đồng. Khác với “lỗi” đã quyết từ bỏ gia đình và không cưỡng cầu các mối quan hệ bên ngoài, cá sấu trong cuốn nhật ký này là một sinh vật rất thơ ngây. Nó thích ăn bánh su kem, có một con cá sấu đồ chơi để mang vào bồn tắm chơi đùa, vui vẻ khi nhận được thiệp mời họp hội cá sấu, nó khao khát muốn lên truyền hình để trò chuyện với mọi người...

Nó muốn sống như người bình thường nhưng xã hội lại không thể chấp nhận nó một cách bình thường, bởi tại, cá sấu quá khác họ.

Dị tính, đồng tính, đâu là "lốt người”.

Tôi nghỉ hẳn Khâu Diệu Tân là một người rất giỏi dùng dao, vì cô có thể thẳng tay tách “tôi” và cá sấu ra làm hai. Một đồng tính nữ nhìn thấu sự tàn bạo của thế giới và một sinh vật hồn nhiên luôn muốn bước vào thế giới ấy, dù rằng chính thế giới ấy đang ruồng rẫy nó. Hơn cả một cuốn sách về đồng tỉnh, mở rộng ra, Nhật Ký Cá Sấu còn là thái độ và những khó khăn của con người khi đến với thế giới, với tình yêu. Tiểu thuyết như một chiếc kính vạn hoa soi chiếu từng ngóc ngách trong tâm hồn người. Lúc đọc cuốn sách này, có lần tôi tưởng tượng cảnh Khâu Diệu Tân miệng ngậm thuốc lá, ngồi một mình trong căn phòng kéo rèm, khi thì đăm chiêu suy nghĩ xem nên để nhân vật của mình có kết cục thế nào, lúc lại viết lia lịa không ngừng nổi tay, bởi nhân vật của cô đã tự chọn cho mình một kết cục.

Giữa những mặc cảm về hình mẫu xã hội, suy nghĩ u uất cực đoan bởi không tìm thấy ai hiểu mình, vùng vẫy giữa quá khứ, hiện tại và ảo ảnh về tương lai, “tôi” chọn cách biến mất, như cá sấu và chiếc bồn tắm của nó đã bốc cháy giữa biển khơi. Năm tháng đã đẩy Thôn Thôn và Chí Nhu về lựa chọn khao khát đàn ông, không còn thích hợp để yêu phụ nữ. Sở Cuồng quyết tâm rút chân khỏi quá khứ và hạnh phúc bên một chàng trai khác. Còn Mộng Sinh, anh vẫn điên cuồng, cực đoan, không dám hoàn toàn trao mình cho ai khác, và vẫn không dám yêu...

Ở cuốn sách này có gì, thì đó là nỗi đau, sự cô độc, tuyệt vọng và khát vọng.

Những gì tôi viết trên đây chỉ là một phần rất nhỏ mà bản thân cảm thấy sau khi đọc Nhật Ký Cá Sấu. Bởi quá thích cuốn sách này, biết viết sao cho thoả. Văn của Khấu Diệu Tân như biển lớn, sau cảm giác vui thích vẫy vùng ban đầu là càng đi càng thấy mệt nhoài, cuối cùng không biết phải làm sao, đánh tự thả cho mình chết chìm. Nhưng tôi thích cảm giác đó, vì nó khiến tôi rung động.

Như đã nói, khi đọc Nhật Ký Cá Sấu, tôi đã đánh dấu rất nhiều, trong đó có một câu của Sở Cuồng mà tôi rất thích: “Nếu em không thành thực đối mặt với cảm giác của mình, nhu cầu của mình thì em sẽ không bao giờ có thể thành thực yêu người khác.

Thật mong sao sẽ không có ai phải gắng mình đội “lốt người” nữa, bởi chúng ta đều là con người mà.

Tổng hợp review: Minh Ngọc

Xem thêm bài viết:
Sản phẩm liên quan
Người Tình Sputnik 30% Cháy hàng

Người Tình Sputnik

60.200đ

86.000đ

(0)

Về Nhà Với Mẹ 30% Cháy hàng

Về Nhà Với Mẹ

62.300đ

89.000đ

(0)

Olivia 30% Cháy hàng

Olivia

35.000đ

50.000đ

(0)

Nhật Ký Cá Sấu 30%

Nhật Ký Cá Sấu

76.300đ

109.000đ

(10)

Tận Đáy Cảm Xúc (Tái Bản) 30%

Tận Đáy Cảm Xúc (Tái Bản)

97.300đ

139.000đ

(4)

Bài viết liên quan
Review sách Gambit Hậu - Walter Tevis
Review sách Gambit Hậu - Walter Tevis

04/08/2024 16:43Minh Ngọc

Gambit Hậu của Walter Tevis là một kiệt tác văn học đầy mê hoặc, khắc họa hành trình gian nan…

Xem tiếp
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến

19/07/2024 00:32Minh Ngọc

Trong những trang viết đầy cảm xúc của “Thư Cho Em”, Hoàng Nam Tiến đã dệt nên một câu chuyện…

Xem tiếp
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino

06/07/2024 23:42Minh Ngọc

“Người Gác Cây Long Não” của Keigo Higashino là một chuyến phiêu lưu kỳ ảo đầy bất ngờ, nơi những…

Xem tiếp
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo

27/06/2024 01:32Minh Ngọc

Khi những bí ẩn cổ xưa gặp gỡ với thế giới hiện đại, "Bí Hội Thứ Chín" của Leigh Bardugo…

Xem tiếp
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ

17/06/2024 01:32Minh Ngọc

"Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ" của Andrew Sean Greer là một chuyến phiêu…

Xem tiếp
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz

14/06/2024 17:07Minh Ngọc

Khi cầm trên tay "Những hiệu quế" của Bruno Schulz, bạn sẽ ngay lập tức bị cuốn vào một thế…

Xem tiếp
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind

10/06/2024 01:38Minh Ngọc

Mùi Hương của Patrick Süskind không chỉ là một tiểu thuyết ly kỳ về khứu giác mà còn là một…

Xem tiếp
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park

06/06/2024 23:58Minh Ngọc

Bạn đã sẵn sàng khám phá những câu chuyện đầy cảm hứng từ lòng dũng cảm và sự kiên cường…

Xem tiếp
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada

04/06/2024 16:42Minh Ngọc

Bước vào thế giới của Hiến Đăng Sứ là như lạc vào một mê cung kỳ ảo, nơi hiện thực…

Xem tiếp
Review sách Kẻ theo dõi bí ẩn - Lisa Jewell
Review sách Kẻ theo dõi bí ẩn - Lisa Jewell

01/06/2024 01:09Minh Ngọc

Trong "Kẻ theo dõi bí ẩn" của Joey Mullen, những bí mật đen tối và mối quan hệ phức tạp…

Xem tiếp
Xem nhiều nhất

Cùng tác giả