Review sách Viên ngọc trai vỡ vỏ - Nadia Hashimi


Review Sách | 08/03/2024 23:01| Minh Hằng

Lượt xem: 309

Viên ngọc trai vỡ vỏ – Vượt lên số phận, hai cuộc đời, một hành trình

Trong tác phẩm "Viên Ngọc Trai Vỡ Vỏ" Nadia Hashimi đã vẽ nên hai bức chân dung sống động của phụ nữ Afghan qua hai thời kỳ lịch sử, mỗi người mang trong mình một câu chuyện đầy bi thương nhưng cũng không kém phần mạnh mẽ. Cuốn sách là chứng nhân cho sự kiên cường của những người phụ nữ bị ràng buộc bởi những truyền thống lạc hậu, và họ đã phải chiến đấu thế nào để giành lại quyền làm chủ cuộc sống của mình.

Shekiba, bị thế giới ruồng bỏ vì nửa khuôn mặt bị hủy hoại, sống một đời như món "quà" không ai thực sự muốn. Dù bị xô đẩy từ người này qua người khác, Shekiba không chấp nhận một cuộc sống bị định đoạt sẵn. Trong khi đó, Rahima - một cô bé của thế kỷ mới, gặp phải nghịch cảnh tương tự khi bị buộc phải trở lại với thân phận gái nữ và chịu đựng một cuộc hôn nhân sớm với một người đàn ông lớn tuổi.

Rahima, khi mới chỉ là một cô bé, đã phải đối diện với những đau khổ không tưởng, nhưng câu chuyện của Shekiba đã trở thành ngọn đuốc soi đường, khơi nguồn hy vọng và sức mạnh để cô không chấp nhận số phận được an bài. Hashimi không chỉ kể lại những đau khổ của họ mà còn là những vết thương tinh thần và thể xác mà phụ nữ Afghan đã phải chịu đựng qua nhiều thế hệ.

Review sách Viên ngọc trai vỡ vở

"Viên ngọc trai vỡ vỏ" là một tác phẩm mạnh mẽ, nói lên điều ít người biết đến về cuộc sống của phụ nữ trong một xã hội đầy rẫy sự bất công và phân biệt đối xử. Cuốn sách mở ra một cánh cửa để hiểu rõ hơn về những thách thức khủng khiếp mà họ phải đối mặt, và còn là một lời nhắc nhở về sức mạnh của việc kiên trì và khát khao tự do. Nadia Hashimi đã tạo nên một tác phẩm đáng nhớ, cung cấp không chỉ cái nhìn sâu sắc về văn hóa Afghan mà còn về bản lĩnh của phụ nữ trong việc định hình số phận của mình.

Thông tin sách:

Tác giả: Nadia Hashimi
Dịch giả: Nguyễn Mai Phương
Nhà xuất bản: Phụ nữ Việt Nam
Số trang: 544
Phát hành: 2023
Giá bìa: 199.000đ

Mua tiểu thuyết online giá rẻ ‘Viên ngọc trai vỡ vỏ’ tại Nhà sách trực tuyến Pibook.vn giảm từ 30% giá bìa

Review sách Viên ngọc trai vỡ vỏ

Trong đêm tĩnh lặng của một Kabul bí ẩn, "Viên ngọc trai vỡ vỏ" của Nadia Hashimi là tiếng vọng của những giấc mơ và nỗi đau vượt thời gian. Quyển sách này không chỉ là câu chuyện của hai người phụ nữ mạnh mẽ mà còn là lời kêu gọi cảm xúc đối với mỗi chúng ta, thách thức mọi giới hạn của định kiến và sự chịu đựng. Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn gửi tới bạn đọc tổng hợp review chia sẻ của một số độc giả đã đọc tác phẩm, mời bạn tham khảo bên dưới!

Review sách của Xuxu

Người ta cho rằng, trước biến cố 11-9-2001, Afghanistan là quốc gia ít người biết đến hoặc để ý đến. Và rồi biến cố ấy xảy ra, và trong 20 năm sau đó, Afghanistan tiếp tục là tâm điểm chú ý - về mặt chính trị quốc tế là sự đến rồi đi của người Mỹ, sự sụp đổ và trỗi dậy trở lại của Taliban, còn trong văn học, có một dòng sách Afghanistan để thế giới đọc về một quốc gia Hồi giáo phức tạp, triền miên chiến tranh: Ngàn mặt trời rực rỡ & Và rồi núi vọng của Khaled Hosseini, Nhẫn Thạch của Atiq Rahimi, và giờ ta biết thêm Viên ngọc trai vỡ vỏ của Nadia Hashimi.

Viên ngọc trai vỡ vỏ bàn đủ vấn đề ở Afghanistan - chiến tranh, chính trị thối nát, tảo hôn, bạo hành gia đình, bạo lực phụ nữ, bất bình đẳng giới tính. Nhưng khi viết quyển sách này, Nadia Hashimi nói đơn giản bà chỉ muốn kể đúng một câu chuyện: làm con trai và con gái ở Afghanistan là hai trời khác biệt

Nếu Ngàn mặt trời rực rỡ kể song song chuyện làm vợ, làm mẹ của hai người phụ nữ cách nhau một thế hệ, thì Viên ngọc trai vỡ vỏ cũng gần như thế: cũng là hai câu chuyện song song, của Shekia, một người sống ở đầu thế kỷ 20 - Lúc Afghanistan giành được độc lập từ Anh, và cháu vài đời sau của bà, lớn lên vào lúc Taliban sụp đổ. Cùng tìm kiếm tự do và quyền tự chủ trong một xã hội áp bức, cùng tìm cách tạo ra naseeb (số phận) thay cho thứ đã định sẵn cho mình, Rahima của Afghanistan đầu thập niên 2000 và bà cố cố của cô, Shekiba ở những năm 1900, phải trải qua những khó khăn và bi kịch giống nhau. Câu chuyện của Rahima chính là “phiên bản hiện đại“ của nỗ lực trốn thoát số phận của Shekiba 100 năm trước. Họ có thể tìm được sự giải thoát không, khi định nghĩa giải thoát của cả hai không giống nhau?

Review sách Viên ngọc trai vỡ vỏ của Xuxu

Chuyện phụ nữ Afghanistan bị xem như món hàng, không được tự quyết hôn nhân không mới, nhưng đến Viên ngọc trai vỡ vỏ mình mới biết đến bacha posh - tập tục để con gái sống như con trai. Trong gia đình năm chị em gái, Rahima được hưởng chút tự do, là chính mình trong một thời gian ngắn làm con trai, trước khi bị gả cho một gã thủ lĩnh chiến tranh. Cụ cố của em, bà Shekiba, cũng được sống như nam giới khi được vào đội cận vệ cho dàn hậu cung của nhà vua, sau khi trải qua không biết nhiêu bị kịch.

Được ăn mặc, hành xử và được đối xử như nam giới, được đến với tự do một lần, thật khó khăn khi phải quay về làm phụ nữ, dù là ở Afghanistan 1990s hay 2000s.

“Chỉ có con gái mới cảm nhận thứ xúc cảm tự do khi được sống trong một giới tính khác“. Nhưng bi kịch của Shekiba, và phần nào Rahima, là rút cục họ chẳng là gì cả. “Cô thích làm đàn ông quá tới nỗi cô không muốn thành đàn bà nữa. Cô là cái thứ gì? Cô không phải đàn ông! Cô cũng chẳng phải đàn bà! Cô chẳng là cái thả gì cȧ!"

Shekiba và Rahima sau cùng cũng chọn được lối thoát cho mình, nhưng theo những cách riêng, và suy cho cùng, đó cũng chưa thực là lối thoát. Chẳng thế mà tựa nhỏ trên bìa có trích nhận xét của Khaled Hosseini: đây là “cuộc đấu tranh vẫn còn tiếp diễn của phụ nữ Afghanistan“.

Một cách kỳ lạ, mình đã thoảng nghĩ đến Vợ chồng A phủ, vì ở đó cũng có những con người muốn thoát khỏi tập tục để tìm cuộc sống riêng, khi đất nước đứng trước làn gió đổi thay. Cả Shekiba và Rahima đều sống trong thời Afghanistan có những biến cố lớn, những bước ngoặc có thể thay đổi chính trị xã hội, và họ đều muốn mình dự phần trong thay đổi đó. Hay mình lại nghĩ lạc sang cả VN thời trước, khi những người con gái khốn khổ vì mẹ chồng cay nghiệt, nhưng đến khi họ trở thành mẹ chồng, chính họ cũng sẽ đối xử với con dâu như thế (Lạnh lùng của Nhất Linh). Những người phụ nữ trong sách - những người vợ

chung chồng, những người mẹ chồng, bà ngoại - thi thoảng lại có những khoảnh khắc trải lòng, nhưng cuối cùng thì ai cũng chấp nhận naseeb của họ.

Cũng như lúc đọc sách của Khaled Hosseini, với quyển này mình cũng dành thời gian đọc thêm lịch sử Afghanistan, nắm sơ những mốc quan trọng, từng biến chuyển thời cuộc để hiểu những nhân vật hơn. Shekiba chứng kiến một tân vương với tinh thần cải cách, còn Rahima trưởng thành đúng lúc đất nước có những bước tiến mới, nhưng cho phụ nữ tham gia quốc hội. Chuyện đánh Anh, đánh Liên xô hay Taliban chỉ đề cập như thông tin nền chứ không được khai thác sâu.

Thật lòng mà nói, mình thấy quyển này rất tây, những nhân vật trong truyện nghĩ và nói như phương tây. Văn của cô này cũng đơn giản, thông cảm được vì là tác phẩm đầu tay của người đang là tay ngang.

Nadia Hashimi thật ra sinh ra và lớn lên ở Mỹ. Viết về quê cha đất tổ như một cách tìm về nguồn cội không phải mới, và như biết trước sẽ có người băn khoăn (trong đó có mình) về độ khả tín của thông tin (dù chỉ là tiểu thuyết), cô có nói trong phần phụ trong bản tiếng Anh mình đã khai thác tư liệu bằng cách đọc bất cứ thứ gì có thể tìm thấy về phụ nữ thuộc thế hệ của Shekiba và Rahima, hỏi han gia đình và những người từng làm việc trong Quốc hội Afghanistan. Cô tin rằng mình đã viết “một tác phẩm hư cấu được tạo nên từ hàng ngàn sự thật”. Trong một phỏng vấn khác, Hashimi nói độc giả Afghanistan “thấy câu chuyện gia đình mình” trong sách của cô, còn người đọc “ngoại quốc“ thấu hiểu hơn về hoàn cảnh khó khăn của dân tộc cô.

Một quyển sách nhiều bạo lực và nước mắt, nhưng cái tựa lại rất thơ, vì đúng là nó lấy từ một bài thơ, Some Kiss We Want (Có những nụ hôn ta thèm khát), của nhà thơ Ba Tư thể kỷ 13 Rumi. “Nước biển van nài hạt ngọc trai tự mình phá đi lớp vỏ“. Shekiba và Rahima là trai, và chính khao khát bên trong họ, tiếng nói vô hình trong đầu, chính là biển, miệt mài thúc giục họ phá đi lớp vỏ, và đừng bao giờ bỏ cuộc.

There is some kiss we want with our whole lives,

The touch of Spirit on the body.

Seawater begs the pearl to break its shell.

And the lily, how passionately

it needs some wild darling!

Một thông tin thú vị khác: Viên ngọc trai vỡ vỏ là tác phẩm đầu tay của Nadia Hashimi, xét theo trình tự xuất bản, chứ bản thảo của nó được viết sau bản thảo quyển When the moon is low. Hashimi vốn là bác sĩ nhi làm việc ở phòng cấp cứu.

Thành công trong văn nghiệp của cô là ví dụ tuyệt hảo cho việc một câu nói có thể thay đổi cuộc đời bạn. Theo chia sẻ của Hashimi với Washington Post, khi hai vợ chồng đi nghỉ mát ở Hy Lạp, chồng cô nói đại ý, em đọc nhiều sách thế sao không thử viết đi. Và thế là ta có tác giả Nadia Hashimi, đã xuất bản 5 quyển sách bán chạy.

Là người Mỹ nhập cư thế hệ thứ nhất, cô thật may mắn vì không cần phải tranh đấu để thay đổi naseeb của mình.

Review sách của Xích

Nhân dịp 08/03 mình nghĩ về phụ nữ như một người phụ nữ thì thế nào?

Trước đây mình nghĩ đơn giản lắm, dịp tám-tháng-ba là để dành tri ân những người phụ nữ trong phạm vi thân thương của mình, gồm mẹ, các cô dì bác, bạn nữ, cô giáo… Thi thoảng lên mạng đọc chuyện dễ thương trong ngày này, thế thôi.

Mình cứ tưởng mình không lậm vào các chiêu trò thương mại vào dịp lễ là đã thấu hiểu được ý nghĩa của nó, nhưng chưa đủ. Đọc về lịch sử của tám-tháng-ba hay hai-mươi-tháng-mười, đọc những câu chuyện của sự đấu tranh và mình nhận ra cuộc đấu tranh của những người phụ nữ chưa bao giờ là lịch sử. Nó vẫn luôn diễn ra, kể cả lúc này đây.

Hôm nay để mình kể qua một cuốn sách về phụ nữ đấu tranh nhé.

Review sách Viên ngọc trai vỡ vỏ của Xích

Khi đọc đoạn đầu của “Viên ngọc trai vỡ vỏ”, mình đã mường tượng câu chuyện hẳn phải diễn ra đâu đó nửa sau thế kỷ 20. Nhưng mà là 2007, cái năm mà mình tới trường còn bù lu bù loa không chịu làm bài thì có những bé gái như Rahima và chị em cô lại không được đi học. Một gia đình đông con trong chế độ gia trưởng của Afghanistan nhưng không có lấy một người con trai, người bố vũ phu mang chấn thương từ chiến trường và người mẹ bất lực, tất cả dễ dàng mở ra một viễn cảnh tương lai không mấy xán lạn. Quả thật vậy - không được đi học không phải điều tệ nhất với các cô bé vị thành niên. Mình không thể tưởng tượng nổi câu chuyện về những bé gái phải lấy những gã trung niên hung hăng và bạo lực, sống trong những gia đình cổ hủ và khinh thường phụ nữ. Cái gánh nặng của việc sinh ra là con gái như thể là một lời nguyền, một lời nguyền mà chính nó cũng đáng bị nguyền rủa ngay giữa cái thế kỷ hiện đại này.

Có lẽ vì thế mà hàng trăm năm trước đã sản sinh ra "Bacha Posh" - một thuật ngữ Dari có nghĩa là "mặc quần áo của con trai". Một thứ thuốc giải với hiệu nghiệm tạm thời, phủ lên các cô bé Afghanistan một lớp vỏ “hoàn chỉnh”, “được công nhận”. Đó cũng chính là điểm gắn kết giữa Rahima và cụ cố của cô - Shekiba. Một lối thoát nhỏ bé, một sự tự do giả tạo, một cảm giác an toàn có hạn, đó chính là những gì “làm con trai/đàn ông” mang lại cho họ. Nực cười thay khi họ phải cố sống giới tính của những kẻ bắt bớ họ, những kẻ lạm dụng và hành hạ họ để được sống. Bởi vì chỉ cần trút bỏ lớp mạng đấy, một đứa trẻ vị thành niên sẽ phải gả đi, một cô gái mồ côi sẽ bị hành hạ, bị trao đổi. Cuộc sống những người phụ nữ cách cả trăm năm nhưng nỗi đau vẫn cứ xoay vòng trong cái xã hội gia trưởng, nơi tiếng nói của nữ giới cúi gằm xuống đất để bị giẫm lên.

Hai câu chuyện trong “Viên ngọc trai vỡ vỏ” mang đến rất nhiều nấc thang cảm xúc. Và dù chỉ là tiểu thuyết nhưng một khi đã đọc, mình tin là khó có thể thoát khỏi sự liên hệ với thực tế. Điều đó khiến cho các sự kiện trong truyện trở nên chân thật hơn hết. Những cuộc đấu tranh giành quyền lợi, giành tiếng nói cho tình yêu, cho hạnh phúc, cho lợi ích hay cho những điều nhỏ nhặt, dù có thất bại đều khiến mình cảm động. Mình thấy được những người phụ nữ, họ dù tốt hay xấu, mạnh mẽ hay yếu hèn, đều cõng trên vai gánh nặng của lời nguyền xã hội, lời nguyền chế độ, lời nguyền thân tộc. Họ đều đáng thương trong những câu chuyện của mình.

(Ban đầu mình định nói về những người đàn ông trong đây vì có những chi tiết tác giả làm khá bất ngờ nhưng nghĩ lại thì các bạn nên tự đọc và đánh giá thì hơn.)

“Viên ngọc trai vỡ vỏ” là cuốn sách bất ngờ với mình. Một nền văn hóa tương đối xa lạ, một chủ đề khá nhạy cảm và có tiềm năng là một cuốn sách khó đọc (có những đoạn khó đọc thật nhưng là vì kinh khủng quá), vậy mà mình đã hoàn thành rất nhanh. Không xét về nội dung thì cuốn sách này có cách viết khá đơn giản, sự kiện tiếp nối sự kiện và cơ bản là các sự kiện có đủ độ kịch tính để người ta cứ muốn đọc tiếp. Đây là điểm yếu nếu xét về độ phong phú của văn phong, nhưng là lợi thế cho việc hình thành hai câu chuyện với nhiều tình tiết để thể hiện rõ mong muốn của tác giả. Cá nhân mình thấy như thế lại vừa vặn với thông điệp.

“Viên ngọc trai vỡ vỏ” là cuốn sách bất ngờ với mình. Một nền văn hóa tương đối xa lạ, một chủ đề khá nhạy cảm và có tiềm năng là một cuốn sách khó đọc (có những đoạn khó đọc thật nhưng là vì kinh khủng quá), vậy mà mình đã hoàn thành rất nhanh. Không xét về nội dung thì cuốn sách này có cách viết khá đơn giản, sự kiện tiếp nối sự kiện và cơ bản là các sự kiện có đủ độ kịch tính để người ta cứ muốn đọc tiếp. Đây là điểm yếu nếu xét về độ phong phú của văn phong, nhưng là lợi thế cho việc hình thành hai câu chuyện với nhiều tình tiết để thể hiện rõ mong muốn của tác giả. Cá nhân mình thấy như thế lại vừa vặn với thông điệp.

Vậy rốt cuộc mình nghĩ gì về phụ nữ trong ngày Quốc tế Phụ nữ?

Mình nghĩ về tất cả những người phụ nữ ở mọi nơi trên thế giới, cả những đất nước và những nền văn hóa xa lạ. Mình nghĩ về tất cả những người phụ nữ ở từng thời đại đã qua, nhất là từ lúc có những ngày như Quốc tế Phụ nữ được ra đời. Mình nghĩ về những đấu tranh của phụ nữ, đã đang và sẽ. Mình nghĩ và hành động, với một chút hy vọng nhưng chưa bao giờ là nhỏ nhoi.

Chúc chị em bạn dì một ngày Quốc tế Phụ nữ vui vẻ. Chào thân ái từ tinh cầu nóng chảy!

Tổng hợp: Minh Hằng

Sản phẩm liên quan
Được Học 30%

Được Học

127.400đ

182.000đ

(13)

Nữ Phi Công 30%

Nữ Phi Công

90.300đ

129.000đ

(11)

Viên Ngọc Trai Vỡ Vỏ 30%

Viên Ngọc Trai Vỡ Vỏ

139.300đ

199.000đ

(6)

Con Gái 30%

Con Gái

92.400đ

132.000đ

(5)

Bài viết liên quan
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến

19/07/2024 00:32Minh Ngọc

Trong những trang viết đầy cảm xúc của “Thư Cho Em”, Hoàng Nam Tiến đã dệt nên một câu chuyện…

Xem tiếp
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino

06/07/2024 23:42Minh Ngọc

“Người Gác Cây Long Não” của Keigo Higashino là một chuyến phiêu lưu kỳ ảo đầy bất ngờ, nơi những…

Xem tiếp
Review sách Nhật ký cá sấu - Khâu Diệu Tân
Review sách Nhật ký cá sấu - Khâu Diệu Tân

02/07/2024 00:40Minh Ngọc

“Nhật Ký Cá Sấu” của Khâu Diệu Tân không chỉ là một tác phẩm văn học đầy ám ảnh mà…

Xem tiếp
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo

27/06/2024 01:32Minh Ngọc

Khi những bí ẩn cổ xưa gặp gỡ với thế giới hiện đại, "Bí Hội Thứ Chín" của Leigh Bardugo…

Xem tiếp
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ

17/06/2024 01:32Minh Ngọc

"Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ" của Andrew Sean Greer là một chuyến phiêu…

Xem tiếp
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz

14/06/2024 17:07Minh Ngọc

Khi cầm trên tay "Những hiệu quế" của Bruno Schulz, bạn sẽ ngay lập tức bị cuốn vào một thế…

Xem tiếp
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind

10/06/2024 01:38Minh Ngọc

Mùi Hương của Patrick Süskind không chỉ là một tiểu thuyết ly kỳ về khứu giác mà còn là một…

Xem tiếp
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park

06/06/2024 23:58Minh Ngọc

Bạn đã sẵn sàng khám phá những câu chuyện đầy cảm hứng từ lòng dũng cảm và sự kiên cường…

Xem tiếp
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada

04/06/2024 16:42Minh Ngọc

Bước vào thế giới của Hiến Đăng Sứ là như lạc vào một mê cung kỳ ảo, nơi hiện thực…

Xem tiếp
Review sách Kẻ theo dõi bí ẩn - Lisa Jewell
Review sách Kẻ theo dõi bí ẩn - Lisa Jewell

01/06/2024 01:09Minh Ngọc

Trong "Kẻ theo dõi bí ẩn" của Joey Mullen, những bí mật đen tối và mối quan hệ phức tạp…

Xem tiếp
Xem nhiều nhất

Cùng tác giả