Khi những trang sách biến thành cánh cửa mở ra những chân trời của cảm xúc và lịch sử, "Đường Hẹp Lên Miền Bắc Thẳm" của Richard Flanagan là chìa khóa mở ra một thế giới đầy ám ảnh và sâu lắng. Được hội đồng trao giải Man Booker 2014 ca tụng như một "kiệt tác", cuốn tiểu thuyết này không chỉ chinh phục bạn bằng cốt truyện mà còn bằng sức mạnh vô hình của những từ ngữ.
Dorrigo Evans, một bác sĩ phẫu thuật người Úc, mang trong mình nỗi ám ảnh của "mối tình với người vợ trẻ của dượng mình hai năm trước đó" - một tình yêu không thể nào quên giữa cảnh tàn phá của trại tù Nhật Bản. Trong bối cảnh khốc liệt của tuyến đường sắt Thái Lan-Miến Điện năm 1943, cuộc sống của anh là một chuỗi ngày chiến đấu không chỉ với cái chết, mà còn với sự thật phũ phàng của chiến tranh và tình yêu.
Richard Flanagan đã dệt nên một bức tranh đa diện với những nét vẽ tinh tế, từ "những ký ức ngắn ngủi về một đóa hoa trà, một đôi mắt xanh màu lửa ga" cho đến sự kiệt quệ và tuyệt vọng của những ngày tháng trong trại tù. Và đây không chỉ là câu chuyện của Dorrigo, mà còn là hình ảnh phản chiếu của những mảnh đời bị cuốn vào vòng xoáy lịch sử, đấu tranh để tìm ra ý nghĩa giữa "cái đẹp và nỗi kinh hoàng".
"Một tiểu thuyết tráng lệ về tình yêu và chiến tranh", cuốn sách là sự kết hợp độc đáo giữa sự chân thực của chiến tranh và vẻ đẹp của tình yêu, cái chết và sự sống, sự thật và hòa bình. Như A.C. Grayling đã nói, giải Man Booker không chỉ dành cho những cuốn sách hay, mà năm nay, nó thuộc về một tác phẩm thực sự xuất sắc.
Richard Flanagan, sinh ra và lớn lên từ Tasmania, đã chứng tỏ mình không chỉ là một nhà văn tài năng mà còn là một nhà kể chuyện với khả năng làm sống dậy những trang sử qua từng câu chữ. Điều đặc biệt là cuốn sách này còn gắn liền với những sự kiện cá nhân: cha ông, một tù nhân từng tham gia xây dựng tuyến đường sắt tử thần, đã qua đời đúng vào ngày ông hoàn thành cuốn sách.
"Đường Hẹp Lên Miền Bắc Thẳm" không chỉ là một cuốn tiểu thuyết, mà còn là một phần của di sản tinh thần, một chứng nhân sống cho những trang sử đã qua.
Tác giả: Richard Flanagan
Dịch giả: Nguyễn An Lý
Nhà xuất bản: Văn học
Nhà phát hành: Nhã Nam
Số trang: 428
Phát hành: 11-2023
Giá bìa: 218.000đ
Đặt sách online giá rẻ ‘Đường hẹp lên miền Bắc thẳm’ tại nhà sách trực tuyến Pibook.vn tiết kiệm từ 30% giá bìa
Khi cánh cửa lịch sử mở ra qua từng trang sách của 'Đường hẹp lên miền Bắc thẳm', chúng ta không chỉ bước vào hồi ức của một chiến tranh khốc liệt mà còn lạc vào mê cung của tình yêu, sự mất mát và sự chuộc lỗi. Blog sách hay của Nhà sách online Pibook.vn gửi tới bạn đọc tổng hợp một vài review cuốn sách này của một số độc giả đã đọc sách và chia sẻ cảm nhận, mời bạn xem chi tiết các review sách bên dưới!
“Sau này, khóc chỉ còn đơn thuần là một cách xác nhận cảm xúc, và cảm xúc trở thành la bàn duy nhất trong đời. Cảm xúc trở thành hợp mốt và tình cảm trở thành sân khấu để người ta làm diễn viên và không ai còn biết mình là ai khi hạ màn, […]”
Đường hẹp lên miền Bắc thẳm – Richard Flanagan
Đánh giá cá nhân: 5/5
Ngọn lửa cháy lên từ phế tích của một thời vàng son, ánh lửa ấy phải chăng đang hừng hực tỏa ra từ tuyến đường sắt kia. Hay đốm lửa ấy chính là thứ đang âm ỉ cháy mãi không thôi nơi ngực trái của Dorrigo. Hay ánh lửa ấy được tạo tác lại trong một nhận thức khác để rồi trở thành một nhành hoa trà đỏ. Hiếm có khó tìm. Tiếc nuối mãi không thôi cho một mối tình mãi không thể đơm hoa hay kết trái. Thương xót cho những nấm mồ mọc lên rải rác nơi đường sắt hoang tàn ấy.
“Người hạnh phúc thì không có quá khứ, người bất hạnh không có gì ngoài quá khứ.”
(1). Bắt nguồn nội từ Thế chiến II, những trại tù binh Nhật Bản được dựng nên trên tuyến đường sắt nối liền hai đầu Thái Lan-Miến Điện đã giam giữ và nuôi nhốt những tù binh chiến tranh. Nơi đây không khác gì một chảo lửa, một địa ngục trần gian với cơ sở vật chất thiếu hụt, thức ăn nghèo nàn, và điều kiện sinh hoạt thiếu thốn đến mức có thể gọi là bần hèn. Nơi đây, từng là nơi bác sĩ Dorrigo Evans từng công tác nhằm cứu chữa, chăm sóc những tù nhân ở đây. Mục đích tất nhiên thì chẳng mảy may bận tâm đến tình người. Dẫu có mệt mỏi, đói rét hay kiệt sức thì những tù binh khổ sai ấy vẫn phải quần quật làm việc. Đến lúc chầu trời, họ chẳng còn gì hơn một linh hồn đau khổ. Dòng thời gian luẩn quẩn, rắc rối và như một cơn lũ đưa ta về với những dấu yêu nơi nước Úc xa xăm. Từ trong những thẳm thẳm ký ức, từ những tâm tư kín kẽ, riêng tư. Dorrigo chia sẻ về tình yêu của đời mình. Anh từng yêu Amy – đóa hoa trà đỏ thắm như ngọn lửa luôn phừng phực cháy luôn ngự trong tim anh.
(2). Ngọn lửa trong thiên truyện này mang nhiều những nét chấm phá độc đáo, hoàn mĩ đến ám ảnh. Có lúc ngọn lửa lại manh nha, chầu chực cơ hội để nuốt chửng lấy từng kiếp người khốn khổ đang lao động trong Tuyến. Có lúc ngọn lửa lại âm ỉ đưa theo gió làm thổn thức điều gì đấy khó nói nơi nhịp tim đang liên hồi dập nổi. Có lúc ngọn lửa lại bỏng cháy, lại muốn mình như thiêu như đốt một cách dữ dội để ngăn cách những điều đáng lí ra phải chìm vào lãng quên chợt như ùa về trong tâm trí Dorrigo. Ngổn ngang những ký ức đang chồng chéo, lấp đầy lên những thống khổ của khung thời gian khốc liệt. Nhưng thời gian nào có dừng lại để chờ đợi bất cứ một kẻ trần người phàm? Đóa hoa trà đỏ thắm ấy năm nào, tất yếu đã thuộc về một ai đấy mà không phải anh. Thế thì anh việc chi phải níu kéo? Từ đấy, ta thấy được một bài học, dù có đau đớn, có khổ sở. Song ta buộc phải làm. Đấy là từ bỏ, đấy là buông tay, đấy là sự chấp nhận.
(3). Khó khăn lắm ta mới có thể gặp được nhau. Dĩ nhiên, ai mà chẳng từng mơ ước rằng ta cùng nửa kia có thể cùng nhau đi đến những nơi mà chưa từng có ai đặt dấu chân mình lên đấy. Nhưng vùng lãnh thổ ấy, những nỗi niềm riêng ấy chỉ có mỗi ta mới có cơ hội được đặt chân đến. Sinh ra đã là thú đối lập nhau, thì làm sao có thể mưu cầu được hạnh phúc? Làm cách nào để những mảnh ghép chắp vá, không vừa vặn có thể hòa vào làm một? Cố chấp để làm nhau đau, hay buông tay để cả hai có thể cùng nhau tìm kiếm một hạnh phúc mới? Đó là lựa chọn. Đó là quyết định khó khăn nhất mà bất cứ ai trong đời đã từng phải đưa ra. Sẽ có những lúc chúng ta lưỡng lự, có những lúc ngập ngừng khó mở lời. Nhưng trật tự nào cũng cần phải được quy định lại, và trật tự nào cũng nên được trả về trạng thái nguyên thủy vốn có. Buông tay không có nghĩa là mất đi tất cả, buông tay đôi khi lại là cách cho chúng ta có được nhiều hơn.
(4). Một tác phẩm đặc tả trực diện những ẩn ức nhiều bi thương của một thời kỳ đen tối, biết bao mất mát đã diễn ra nơi tuyến đường hiểm trở, nhiều hiểm họa ấy. Có lẽ để tiếc thương cho những phận người bị chiến tranh chèo kéo vào dòng xoáy của chiến tranh phi nghĩa, tác giả đã uyển chuyển, đã mềm mại trong những câu chữ của mình nhằm giảm thiểu đi sức sát thương của những trận đòn trừng phạt hết sức dã man kia. Đồng thời, với lối kể chuyện lôi cuốn không theo một hệ quy chiếu thời gian nào, tác phẩm tạo nên những cảm xúc lẫn lộn cho độc giả (trong đó có nhỏ pónk đang ngồi đánh máy) pha vào đó những tia sáng nhỏ của hy vọng ngay sau khi đoạn kết được mở ra. Một áng văn sạch sẽ vươn lên từ đáy sâu nguy nan, một trường ca anh dũng về tình yêu và hy vọng, một sử thi lưu danh những con người can trường đã cố gắng đến hơi thở cuối cùng.
(KẾT). Nếu bạn là một người đặc biệt yêu thích văn chương, thì tác phẩm này hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu của mọi người. Theo tớ, nếu mọi người đã từng đọc qua những quyển sách có cảm hứng được dựa trên những sự kiện có thật như: Thợ xăm ở Auswitch, Chú bé mang pijama sọc, Món hàng quý giá nhất thì ‘Đường hẹp lên miền Bắc thẳm’ sẽ là một áng văn diễm lệ có thể nâng tầm trải nghiệm của mọi người lên rất nhiều. Có lẽ đã đến lúc tớ phải nói lời tạm biệt với mọi người ở đây. Hy vọng là chúng ta sẽ gặp lại nhau trong một bài đăng sớm nhất nhé? Xin chào, và hẹn gặp lại!
Xem thêm: Review sách Món hàng quý giá nhất
Review 'Đường hẹp lên miền Bắc thẳm'
Tiêu đề của cuốn tiểu thuyết thứ sáu của Richard Flanagan được lấy ý từ bài thơ cùng tên của Matsuo Masho, Oku no Hosomichi, một tác phẩm kinh điển trong văn học Nhật Bản thế kỷ 17. Basho đã đi về phía bắc từ Tokyo ngày nay, xuyên qua miền núi non hiểm trở mà mỗi bước đi được đánh dấu bằng những khoảnh khắc cô đơn khủng khiếp. Cuộc sống là một hành trình.
Nhân vật chính của Flanagan, vị bác sĩ trẻ Dorrigo Evans, giống như đại tá Nicholson trong Cầu sông Kwai, đã cùng với hàng nghìn tù nhân chiến tranh cũng phải trải qua cảm giác ấy khi bị buộc phải xây dựng tuyến đường sắt tử thần Thái Lan - Miến Điện cho quân đội Nhật Bản.
Mặc dù ông trở thành huyền thoại ở Úc thời hậu chiến vì lòng dũng cảm nhưng trong lòng Evans vẫn là cảm giác tội lỗi vì đã không thể ngăn cản một tội ác chiến tranh. Tuyến đường sắt đi qua vùng địa hình khó khăn lại thêm chướng khí dày đặc đã đẩy hơn sáu mươi nghìn tù nhân quân Đồng minh và hơn ba trăm nghìn công nhân từ các nước châu Á vào cảnh bi thảm.
Tuy nhiên cuốn sách không hẳn là câu chuyện cuộc đời cha ông, không chỉ toàn nói về giết chóc mà cuốn sách còn mang đến trải nghiệm rất khác về hai mặt của con người và các mối quan hệ tình bạn, tình yêu đan xen. Tuổi thơ của Evans trải qua những ngày tháng khó khăn tại một tiền đồn xa xôi bị bỏ quên trên hòn đảo Tasmania, nơi còn chẳng có điện hay vô tuyến, hoang vu và cằn cỗi, nơi mà thành tựu chủ yếu của một con người là sống sót.
Mạch truyện triển khai khi Evans rời khỏi vùng quê khốn khó và cố gắng đạt được học bổng của Đại học Melbourne. Những ngày tháng là một bác sĩ phẫu thuật quân đội, Evans đã đem lòng yêu thương một phụ nữ có đôi mắt lấp lánh tên là Amy Mulvaney, cũng chính là vợ của dượng anh. Một tình yêu ngang trái đã nảy nở, dù chóng vánh nhưng đã trở thành chỗ dựa cho Evans trong những năm tháng hành quân khốn khó sau này.
Đường hẹp lên miền bắc thẳm là một tổng thể giữa cái tốt và cái xấu trong một con người bằng xương bằng thịt và trên hết là phải sống ra sau khi trở về từ chiến tranh. Cuốn tiểu thuyết là bản giao hưởng đầy màu sắc giữa nốt cao của tình yêu và nốt trầm của lịch sử, được giới phê bình quốc tế nói chung và Úc nói riêng ngay thời điểm phát hành.
Tổng hợp: Minh Ngọc