"Màu của Nước" không chỉ là một cuốn tự truyện của James McBride, mà còn là bức chân dung đầy màu sắc về một người phụ nữ bất khuất: chính là mẹ của ông. Một phụ nữ Do Thái đã từ bỏ gia cảnh đầy rẫy bi kịch để theo đuổi tình yêu với một người đàn ông da đen và chọn một cuộc sống mới ở khu Harlem sôi động.
Cuốn sách này khám phá cuộc đời của Ruth, một người mẹ tận tụy, đã nuôi dưỡng 12 đứa con trở thành các bác sĩ, giáo sư, giáo viên, và nhà khoa học, mặc dù phải đối mặt với nhiều thử thách khôn lường như sự phân biệt chủng tộc, thiếu thốn vật chất, và cái chết của chồng đầu.
"Màu của Nước" không chỉ là câu chuyện về sự kiên trì và lòng dũng cảm, mà còn là hành trình đi tìm cội nguồn và ý nghĩa cuộc sống của một người da đen tại Mỹ. Đi qua từng trang sách, bạn sẽ thấy hình ảnh của một người mẹ mạnh mẽ, tận tụy và đầy khát khao cho con cái một cuộc sống tốt đẹp hơn, một cuộc sống không bị phân biệt chủng tộc.
"Màu của Nước" đã được ra mắt lần đầu vào năm 1995 và nhanh chóng trở thành một hiện tượng xuất bản, đứng trong danh sách Sách bán chạy nhất của New York Times suốt 100 tuần. Đây không chỉ là một tác phẩm văn học kinh điển của Mỹ, mà còn là một bài học về sự bất khuất, tình yêu và lòng vị tha không giới hạn. Đây hẳn là cuốn sách dành cho bạn nếu bạn muốn ngắm nhìn sự thật của cuộc sống qua câu chuyện của một người phụ nữ đặc biệt.
Tác giả: James McBride
Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Phụ Nữ
Người dịch: Nguyễn Bích Lan
Số trang: 347
Phát hành: 2017
Mua sách online “Màu của nước” tại Nhà sách trực tuyến Pibook.vn giảm từ 30% giá bìa
"Màu của Nước" mở ra một chuyến hành trình đầy màu sắc, kéo dài từ những con phố nhộn nhịp ở Harlem đến những ngõ ngách tối tăm của lòng người. Đó là một câu chuyện về sự hy sinh, về sự vượt qua bi kịch cá nhân và phân biệt chủng tộc, và hơn hết là về tình yêu mà một người mẹ dành cho con cái và cuộc sống. Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn gửi tới bạn đọc bài tổng hợp review cuốn sách này của độc giả đã đọc cuốn sách, mời bạn tham khảo review sách bên dưới!
Màu của nước - James McBride
Chúa yêu người da đen hơn hay người da trắng hơn hả mẹ?
Ngày yêu tất cả mọi người. Chúa là linh hồn.
Linh hồn là gì hả mẹ?
Linh hồn là linh hồn
Linh hồn của Chúa da đen hay da trắng hả mẹ?
Linh hồn không có màu con ạ, mẹ nói. Chúa là màu của nước. Nước không có màu.
Màu của nước thuộc thể loại tự truyện, tác phẩm là lời tri ân của tác giả cho mẹ mình, người phụ nữ da trắng gốc Do Thái kiên cường và giàu tình yêu thương. Xuyên suốt tác phẩm là những lát cắt hiện thực về phân biệt chủng tộc. Sự kỳ thị xuất hiện ở mọi nơi thời bấy giờ và việc một cô gái da trắng có tình cảm với một anh chàng da đen là điều rất kỳ lạ. Vậy mà mẹ ông đã chọn sống theo trái tim của mình, bỏ qua rào cản chủng tộc - tôn giáo. Bà có hai cuộc hôn nhân thật trọn vẹn và tất cả mười hai đứa con đều được giáo dục đến nơi đến chốn.
Không chỉ có thế, quyển sách này còn là câu chuyện về cuộc đời của chính tác giả. Những thắc mắc về bản thân, sự tò mò giống hầu hết người trẻ khác trong hành trình đi tìm bản ngã:
Con là người da đen hay da trắng hả mẹ?
Con là con người, mẹ gắt lên. Học hành cho tử tế nếu không con sẽ là một người vô giá trị.
Ai trong số mười hai chị em đều có những khó khăn riêng. Thế nhưng họ đều rất nỗ lực, cuối cùng gặt hái được thành công mà vẫn giữ được tính hài hước, khiêm nhường. Đó thật là điều đáng quý.
(Spoil chút xíu, các cậu chưa đọc có thể bỏ qua đoạn này) Quyển này có rất nhiều tình tiết miêu tả rất cảm động nhưng ấn tượng nhất với tớ là cảnh mẹ tác giả ra bến xe đưa con đi học đại học. Người phụ nữ ấy đã dúi hết tất cả số tiền mình có, 14 đô la, cho cậu con trai để tiếp tục đi học. Sau đó quay đi và lặng lẽ khóc. Dường như sau ngần ấy thời gian gồng gánh, đã có một lúc cảm xúc của bà vỡ ra không thể khống chế được.
Tớ mua quyển này mà không biết một chút gì về nó, chỉ vì dòng “Sách bán chạy của New York Times trong hơn 100 tuần”. Cuối cùng khá bất ngờ vì độ hay của ẻm nên tớ chấm ẻm 10 điểm, cho 5 sao trên goodreads luôn nà.
Văn đọc dí dỏm cuốn hút mọi người ơi, lâu lâu đọc mấy quyển như thế này cảm thấy ấm lòng lắm ư ư, chời ơi nó hay gần chếtttt, xong tớ cầm quyển này chạy đi khắp nơi hỏi mà không thấy ai đọc nên muốn giới thiệu cho mọi người ngay, hay gớt nước mắt luôn á.
Và nếu cậu đã đọc những câu dài dòng phía trên thì tớ, tớ cảm ơn rất nhiều. Chúc cậu có một ngày tốt lành.
Có một câu nói mà đến giờ tôi vẫn khắc cốt ghi tâm và coi nó như một lời động viên mỗi khi mất niềm tin với mọi thứ, đó là: “Bất kể em đã từng trải qua chuyện gì, đều phải cố gắng khiến mình giống như ly nước trắng, phải thật bình thản, phải thật thanh khiết.Nước trắng không phải là không có vị, nó là thứ mà em có thể thay đổi thành bất cứ mùi vị nào mà em muốn”. Một ly nước trắng khi pha thêm chút đường, chút muối thì có thể qua mắt thường nó vẫn là ly nước trắng, nhưng nếu bị trộn lẫn với rất rất nhỏ phẩm màu thì ly nước ấy hoàn toàn không phải là ly nước trắng nữa. “Màu của nước”- như một tượng đài không thể lay đổ, không bị vấy bẩn bởi bất cứ thứ gì, không bị phân biệt bởi bất kì điều gì. Hãy cùng đến với những dòng review của mình nhé!
Trước khi biết tới các thành tích đáng ngưỡng mộ mà cuốn sách này đã đạt được như là: sách bán chạy nhất của New York Times trong hơn 100 tuần, được trao các giải thưởng Anisfield-Wolf Book Award năm 1997…mình đã chọn đọc cuốn sách này đơn giản vì cái tên của nó “Màu của nước” mình đã rất thắc mắc tác giả muốn nói về điều gì qua cái tên ấy, biết rõ là nước không màu không mùi không vị nhưng vẫn vô cùng tò mò liệu màu của nước còn có một màu khác sao?? Nó dẫn mình muốn nhanh tìm ra được đáp án cho thắc mắc ấy.
“-Chúa yêu người da đen hơn hay người da trắng hơn hả mẹ?
-Ngài yêu tất cả mọi người. Chúa là linh hồn!
-Linh hồn là gì hả mẹ?
-Linh hồn là linh hồn
-Linh hồn của chúa da đen hay da trắng hả mẹ?
-Linh hồn không có màu con ạ.Chúa là màu của nước.Nước không có màu!”
Giải đáp cho những thắc mắc ấy, thì ra nước vẫn là nước, vẫn tinh khiết, vẫn không có màu, màu của nước tượng trưng cho sự bình đẳng, sự trung hoà giữa 2 màu da, bởi chúng ta là chúng ta-chúng ta đều là CON NGƯỜI. Lão Tử từng nói rằng “con ngỗng tuyết không cần tắm để khiến chúng có bộ lông trắng.Bạn cũng không cần làm gì làm gì ngoài việc là chính mình”. Hãy như một đoá hoa độc lập mà toả hương cho đời dù bất kể cho đoá hoa ấy mang màu sắc gì đi chăng nữa.
Màu Của Nước là cuốn tự truyện của nhà văn Mỹ James McBride viết để tưởng nhớ người mẹ của mình, một phụ nữ gốc Do Thái da trắng kết hôn với người đàn ông da đen. Vượt lên bi kịch cá nhân, những định kiến của xã hội như từng vết dao cứa vào người bà, sự phân biệt đối xử ngay cả từ chính người thân trong gia đình, sự thiếu thốn về cả vật chất và tinh thần, bà đã nuôi dạy mười hai đứa con trở thành các bác sĩ, giáo sư, giáo viên, nhà khoa học đóng góp cho xã hội dù chính xã hội ấy đã chối bỏ bà và những đứa con của bà. ( Đọc tới đây thì mình mới thấm thía hơn bao giờ hết về sự hi sinh của bậc làm cha làm mẹ. Và hơn cả là ngưỡng mộ cách nuôi dạy con của người phụ nữ ấy)
Người phụ nữ ấy đã phải trải qua những gì để ta phải ngưỡng mộ ư? Bà đã phải chịu đựng nỗi nhục nhã,sự chà đạp lớn nhất lên tôn nghiêm và sức chịu đựng của mình. Trong đám cưới của bà và chồng, gia đình bà đã than khóc vật vã, họ đọc kinh kaddish và ngồi shiva. Đó là cách người Do Thái chính thống khóc người thân qua đời. Đó cũng là lí do tại sao bà không còn là một người Do Thái nữa, một người bị chèn ép tới mức phải từ bỏ nguồn gốc của mình nhưng vẫn giữ một màu thiện lương, thanh khiết để nuôi dạy những đứa con của mình trở thành những người ưu tú quả thật là một người mẹ vĩ đại hơn bao giờ hết.Người mẹ ấy đã đặt vào tay con mình 14 đô la rồi lén gạt đi những giọt lệ đang lăn trên hai gò má thâm sạm. 14 đô la ư? Nhưng đó là toàn bộ gia sản của bà lúc bấy giờ, chẳng cần biết ngày mai bản thân sẽ ra sao chỉ mong con được đủ đầy.
“-Con là người da đen hay da trắng hả mẹ?
-Con là con người. Học hành cho tử tế nếu không con sẽ trở thành một người vô giá trị.”
Giá trị của con người không nằm ở màu da mà nằm ở học thức. Một quả cam có ngon hay không, không đến từ lớp da bên ngoài mà nằm ở hương vị ngọt ngào bên trong!
Giống như cách Nelson Mandela đã từng tự hào mà nói rằng: “Không ai sinh ra đã có lòng thù hằn với người khác bởi màu da, địa vị hoặc tôn giáo. Điều đó được hình thành qua giáo dục, và nếu họ có thể học thù ghét, thì họ cũng có thể học yêu thương”.
Người da màu là gì? Không phải chúng ta đều là con người hay sao?
“Khi sinh ra, tôi đen,
Khi lớn lên, tôi đen,
Khi ra nắng, tôi đen,
Khi thấm lạnh, tôi đen,
Khi lo sợ, tôi đen,
Khi đau ốm, tôi đen,
Và khi chết, tôi vẫn đen.
Còn anh, người da trắng,
Khi sinh ra, anh hồng
Khi lớn lên, anh trắng,
Khi ra nắng, anh đỏ,
Khi thấm lạnh, anh xanh.
Khi lo sợ, anh vàng,
Khi đau ốm, anh tái
Và khi chết, anh xám.
Và anh gọi tôi là DA MÀU ??”
( Bài thơ hay nhất năm 2015 do một em bé da đen viết)
Xem thêm bài viết:
Tổng hợp: Thanh Nhã