Review sách Chia rẽ - Tim Marshall


Review Sách | 04/10/2023 14:31| Minh Ngọc

Lượt xem: 326

Chia rẽ : Những “bức tường” làm cho sự chia rẽ càng thêm sâu sắc

Trong cuốn sách trước đó của Tim Marshall, "Những tù nhân của địa lý" (2016), ông đã nói rằng con người vẫn bị giam cầm trong những ranh giới địa lý dù đang mơ ước về một thế giới không gian. Trong "Chia rẽ" (2018), ông đưa ra một cái nhìn sâu sắc hơn: trong những ranh giới địa lý đó, chúng ta xây dựng rất nhiều bức tường để chia rẽ về sắc tộc, quốc gia, tôn giáo, chính trị và nhiều điều khác.

Ông bắt đầu sách bằng việc cho rằng những bức tường vật chất chỉ là một phần của sự chia rẽ, chúng chỉ cho chúng ta thấy "cái gì" và "cái gì" bị chia cắt nhau mà không giải thích lý do "tại sao" có sự chia rẽ đó. Ông cho rằng lý do chính là sự chia rẽ trong tâm trí con người. Ông viết: "Tuy nhiên, những sự chia rẽ vật chất này phản ánh sự chia rẽ trong tâm trí - những ý tưởng lớn đã hướng dẫn nền văn minh của chúng ta và truyền đạt cho chúng ta một cảm giác thuộc về nơi nào đó - như cuộc ly giáo của Kitô giáo, sự chia rẽ giữa các phái Sunni và Shia trong đạo Hồi."

Vì ý niệm về sự chia rẽ vẫn tồn tại sâu trong tâm trí con người như một phần của bản chất, chúng ta ngày càng xây dựng thêm nhiều bức tường, đồng thời với sự phát triển của các cấu trúc xã hội. Chúng ta đã nghe về những bức tường xưa như tường thành Troy, Jericho, Babylon, ngăn chặn những cuộc xung đột đầy máu và tranh chấp lợi ích trong lịch sử. Nhưng bức tường mới lại xuất hiện, chia rẽ về sắc tộc, chính trị và ranh giới tôn giáo mờ mờ ảo ảo. Sự chia rẽ tiếp tục tồn tại trong thời đại mới, khi các nền tảng công nghệ thông tin xuất hiện với hy vọng kết nối con người, nhưng lại tạo ra nhiều "bộ tộc" mới trên mạng, với sự tự do ngôn luận, công kích và tạo động lực chia rẽ.

Review sách Chia rẽ - Tim Marshall

Có rất nhiều ví dụ để chứng minh điều này. Trong cuốn sách "Chia rẽ", tác giả không liệt kê và phân tích từng vùng miền và sự chia rẽ, mà tập trung vào những ví dụ mô phỏng tốt nhất để thách thức bản sắc trong thế giới toàn cầu. Trung Quốc là một ví dụ đặc biệt, một quốc gia khổng lồ cho dù có vẻ đồng nhất dưới một chính thể và tư tưởng, nhưng vẫn tồn tại những rối ren nội bộ liên quan đến tình hình tôn giáo, sắc tộc, và kinh tế. Một ví dụ khác là chia rẽ giữa các phe phái chính trị trong nhiều quốc gia, khi mà các đảng và nhóm lợi ích đối đầu và không đồng tình với nhau về các vấn đề quan trọng.

Trên thực tế, sự chia rẽ không chỉ tồn tại trong các quốc gia và khu vực cụ thể, mà còn lan rộng trên toàn cầu. Sự phân biệt chủng tộc, sự bất đồng về tôn giáo, sự chia rẽ về quốc gia và khu vực, và sự mất cân bằng kinh tế đều đóng góp vào sự chia rẽ toàn cầu. Các yếu tố như sự toàn cầu hóa, phương tiện truyền thông xã hội, và các công nghệ thông tin đã mở ra cơ hội cho sự giao lưu và kết nối, nhưng cũng tạo ra những mối đe dọa mới và thách thức trong việc xây dựng một thế giới đoàn kết hơn.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn tích cực, sự chia rẽ cũng có thể thúc đẩy sự đa dạng và sáng tạo. Khi mọi người có quan điểm và quan tâm khác nhau, nó có thể dẫn đến các ý tưởng mới và giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề toàn cầu. Đối thoại và sự hiểu biết sẽ trở thành yếu tố quan trọng trong việc vượt qua sự chia rẽ và xây dựng một thế giới bền vững và công bằng hơn.

Tác giả: Tim Marshall
Dịch giả: Trần Trọng Hải Minh
Nhà xuất bản: Dân Trí
Nhà phát hành: Nhã Nam
Số trang: 396
Kích thước: 14x20.5 cm
Ngày phát hành: 12-2021

Đặt sách online "Chia rẽ" của Tim Marshall tại Nhà sách trực tuyến Pibook.vn giảm từ 30% giá bìa

Review sách Chia rẽ

"Chia rẽ" của Tim Marshall nêu lên quan điểm rằng sự chia rẽ không chỉ tồn tại trong những ranh giới địa lý vật chất, mà còn phản ánh sự chia rẽ trong tâm trí con người. Review sách hay của nhà sách trực tuyến Pibook.vn gửi tới bạn đọc bài tổng hợp những review được đánh giá cao của những độc giả đã đọc cuốn sách này để các bạn tham khảo. Mời bạn xem chi tiết các review sách bên dưới!

Review sách của Thu Giang

Tại sao chúng ta đang sống trong thời đại của những bức tường?

Trong những ngày này, khi tiếng súng của cuộc chiến Nga - Ukraina đang vang lên và chưa hề có dấu hiệu về một sự lắng dịu, Chúng ta càng hiểu thêm về sự chia rẽ luôn tiềm ẩn trong mối quan hệ láng giềng và “tại sao chúng ta phải sống trong thời đại của những bức tường”. Sự chia rẽ định hình nền chính trị ở mọi cấp độ, từ cá nhân, đến quốc gia và quốc tế. Mỗi câu truyện đều có hai mặt, giống như mỗi bức tường vậy, từ Vạn lý hỏa thành của Trung quốc, bức tường giữa Mỹ và Mexico, bức tường ý thức hệ Đông và Tây Đức hay bức tường định kiến, phân chia giai cấp sâu sắc ở Ấn Độ, bức tường có hào sâu chôn đầy mìn ở Marocco...

Trong tập một những tù nhân của địa lý, Tim đã phân tích cho chúng ta thấy yếu tố địa lý đã ảnh hưởng chúng ta như thế nào, chúng ta phải sống chung thân trong đó ra sao. Thì trong tập 2 Chia rẽ chúng ta được chứng kiến những bức tường được con người xây dựng nên nhằm ngăn cách với bên ngoài. Nói dài nhất, xuất hiện rất sớm thì chính là Vạn lý Trường Thành của người Trung Quốc. Với Vạn lý Trường thành, Tần Thủy Hoàng đã có một công cụ chắc chắn để bảo vệ đường biên giới. Trong hiện đại Trung Quốc như một thực thể chắc chắn, đáng gờm đối với phương Tây, xong trong thực tế thực thể rắn chắc ấy lại có những chia rẽ, những rạn nứt từ bên trong: mâu thuẫn dầu nghèo; mâu thuẫn sắc tộc; mâu thuẫn tôn giáo đã bắt đầu dần lớn lên bên trong quốc gia này.

Hiện nay ở Trung Quốc còn tồn tại một Vạn lý Trường Thành thời hiện đại, đó là Vạn lý hỏa thành: hệ thống tường lửa internet ngăn cách người dân Trung Quốc tiếp cận thông tin của thế giới. Với các nước khác Facebook, Instargram… là một điều vô cùng bình thường thì Vạn lý Hỏa thành đã chặn toàn bộ, người dân Trung Quốc chỉ dùng được các mạng nội bộ như Weibo, Baidu, Renren…Quyền lực của giới lãnh đạo và sự thống nhất của người Hán với quốc gia vẫn là ưu tiên số một. Ngay cả nếu sự thống nhất đó có đạt được qua một bức tường kĩ thuật số ngăn cách Trung Quốc với phần còn lại của thế giới và chia rẽ chính bản thân đất nước này.

Còn có một bức tường rất nổi tiếng bởi vì nó chưa hề tồn tại xong đã được người ta nhắc đến, tranh cãi rất nhiều là bức tường giữa Mỹ và Mexico. Tổng thống Trumph đã hô hào xây bức tường này để giảm bớt dân nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Nhưng mặc dù chưa được xây nên nó vẫn là một biểu tượng cho sự chia rẽ đã thúc đẩy của máy văn hóa và chính trị khổng lồ của Hoa Kỳ.

Ấn Độ rộng lớn và đa dạng dân cư đến mức thường được gọi là tiểu lục địa Ấn Độ. Sự đa dạng dân cư ấy đã dẫn đến sự đa dạng về tôn giáo, hệ thống phân chia đẳng cấp một cách sâu sắc ở Ấn Độ. Đã dẫn đến sự chia rẽ nội bộ rất lớn nó đã tồn tại hơn 3000 năm. Mặc dù không được pháp luật công nhận xong nó ăn sâu bén rễ trong đời sống xã hội, ảnh hưởng tới tất cả mọi người: những người đẳng cấp cao sống với nhau, hôn nhân liên đẳng cấp thường bị cấm, rất nhiều nghề nghiệp người ở đẳng cấp thấp không được làm. Ở một số điểm sự phân biệt giai tầng này giống như chủ nghĩa Apartheid. Những bức tường những kiến vô hình đã chia rẽ Ấn Độ sâu sắc hơn bất cứ điều gì, ví như sự chia rẽ tôn giáo cũng đã gây tổn thất lớn cho Ấn Độ. Năm 1947 đã có hàng triệu người bị giết trong cuộc di chuyển không lồ của những người theo đạo Silk, Ấn Độ giáo, Hồi giáo… sau khi Thực dân Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ, Jawaharlal Nehru lên làm thủ tướng đã rất cố gắng xóa đi sự phân chia giai cấp này nhưng không có hiệu quả bởi nó đã ăn sâu trong quốc gia này không thể một sớm một chiều mà xóa bỏ được.

Ấn Độ còn có sự chia rẽ giữa người ấn và dân nhập cư như Myanma, Bangladesh luôn là những điểm nóng. Người dân các nước này tràn vào Ấn Độ, cố gắng thoát ra khỏi chiến tranh nhưng một tương lai không mấy sáng sủa đang chờ đón họ: Ấn Độ không có luật nào về có hiệu lực dành cho người tị nạn hay dân nhập cư bất hợp pháp. Họ được gọi là "một người không phải là công dân Ấn Độ", cùng với sự căm ghét của dân chúng Ấn Độ nên sự tình ngày càng nguy hiểm hơn cho dân nhập cư.

Bao bọc một Ấn Độ bị chia rẽ là đường biên giới luôn nóng, bao gồm nhiều bước tường được xây lên, mức độ nóng cũng không giống nhau. Nếu biên giới với Buhtan khá yên ổn, bình an thì đường biên với Pakistan, Kashmir thường xuyên có đụng độ.

Review sách Chia rẽ - Tim Marshall
Review sách Chia rẽ - Tim Marshall (Ành fb Thu Giang)

Ở châu Phi cũng có một bức tường rất dài ngăn cách Marocco và Cộng hoà dân chủ Ả rập Sahravi. Bức tường cao hơn 2m với một con hào và hàng triệu quả mìn trải khắp vài dặm vào sâu trong sa mạc; cứ gần 5km lại có một đồn của quân đội Marocco gồm 40 lính. Khi Tây Ban Nha rút khỏi châu Phi đã để lại quyền tự trị cho Marocco và Mauritania. Chính quyền Rabat đã sát nhập lãnh thổ này và ngay lập tức đối đầu với những người thuộc phong trào FT (sau này là nước Cộng hòa dân chủ Sahravi). Bức tường nói trên được xây lên nhằm đối phó với phong trào này.

Châu Phi là một châu lục bị chia rẽ sâu sắc bởi đường biên giới của thực dân để lại. Đường biên đó chỉ bao gồm những đường thẳng trên bản đồ, không hề quan tâm tới những người dân sống trong đó. Một bộ lạc có thể bị chia đôi bởi biên giới. Nhiều khi hai bộ lạc vẫn thường xuyên xung đột sâu sắc lại bị gom vào cùng một đất nước. Tôn giáo, sắc tộc, tập quán, văn hóa, tập quán bị chia rẽ bởi đường biên giới kia.

Ngoài Marocco, Châu Phi còn có rất nhiều bức tường như thế. Đơn cử như Nam Sudan - Cộng hòa dân chủ Congo. Tại đây đã có những cuộc nội chiến cực kỳ bạo lực. Ở Nigeria xung đột đã trở nên đẫm máu với cuộc thảm sát người Igbo của nước cộng hòa Biafra (tự phong), với tổng cộng trên 3.000.000 người bị giết nhưng vấn đề nước cộng hòa Biafra vẫn không phải đã chìm hẳn.

Bản sắc dân tộc vẫn áp đảo ở hầu hết các quốc gia châu Phi. Trong khi đường biên giới quốc gia nhà nước là có thật, chừng nào chúng còn tồn tại trong một khuôn khổ pháp lý và đôi khi được đánh dấu bằng một kiểu ranh giới hữu hiệu nào đó, chúng không phải lúc nào cũng tồn tại trong tâm trí những người sống xung quanh các đường biên giới đó.

Ngay trong lòng châu Âu văn minh cũng không tránh được có một bức tường giữa Đông Đức và Tây Đức: bức tường Berlin. Năm 1990 bức tường này đã bị phá hủy. Với một nền kinh tế lớn và dân số đông hơn nhiều, Tây Đức đã sớm đè bẹp Đông Đức. Tuy nhiên, sự phá bỏ bức tường ngăn cách Đông - Tây Đức đại biểu cho việc thống nhất về mặt chính trị sau 45 năm chia cắt thì không một thể chế chính trị nào có thể phá hủy được "bức tường trong đầu" của dân chúng. Sau rất nhiều khó khăn để đi đến thống nhất là chặng đường tái thống nhất đầy gian nan bắt đầu với những khác biệt về giầu nghèo, đức tin, tâm lý tự ti của người Đông Đức...

Để kết thúc review cuốn sách về sự chia rẽ giữa các quốc gia và sự rạn nứt của một dân tộc tôi trích dẫn lại lời của tác giả : “ Có một câu tục ngữ có thể tìm thấy trong hầu hết các ngôn ngữ: "Hàng rào tốt tạo ra láng giềng tốt". Đây không phải là một câu nói bình dân sáo rỗng; nó tuyên bố một sự thật không thể tránh khỏi vì những đường biên giới hữu hình và tâm lý. Chúng ta hoạch định tương lai trong đó chúng ta hy vọng điều tốt đẹp nhất và lo sợ điều tồi tệ nhất. Và vì chúng ta sợ hãi, chúng ta xây lên những bức tường”.

Đặt sách của tác giả Tim Marshall tại Pibook.vn giảm 30% giá bìa, freeship

Review sách của Thanh Trúc

Năm 2011, cô bé 15 tuổi Felani Khatun người Bangladesh đang làm việc bất hợp pháp ở Ấn Độ. Để về thăm gia đình ở Bangladesh, cô và cha đã trả cho một tay buôn lậu 50 đô la để họ được đưa vượt biên. Khi đang trèo lên một chiếc thang mà tay buôn lậu đặt ở hàng rào biên giới giữa Ấn Độ và Bangladesh, chiếc váy của cô bị vướng vào hàng rào và cô bắt đầu la hét cầu cứu. Lực lượng An ninh biên giới Ấn Độ (BSF) được lệnh nổ súng bắn bỏ. Cô gái không chết ngay nhưng vết thương chảy nhiều máu và cô bị treo lơ lửng trên hàng rào suốt nhiều giờ liền, khi mặt trời lên và sương mù dần tan đi... Đó là một cái chết dần mòn, kinh khủng và đầy bạo lực.

Trong một thế giới mà người ta nói nhiều về cụm từ "toàn cầu hoá", những bức tường chia rẽ như vậy vẫn tồn tại ở nhiều nơi trên thế giới, ngày càng dài hơn, cao hơn và hiện đại hơn về công nghệ.

Ở Trung Quốc, "Vạn Lý Hoả Thành" là bức tường chia rẽ về mặt tư tưởng.

Ở Hoa Kỳ, Tổng thống Donald Trump ấp ủ kế hoạch xây một hàng rào biên giới nhằm ngăn chặn dòng người nhập cư từ Mexico.

Trung Đông vẫn là một khu vực "nóng" với những xung đột về sắc tộc và tôn giáo.

Tiểu lục địa Ấn Độ bị bao bọc bởi những hàng rào ngăn chặn dòng di dân đến Ấn Độ từ Bangladesh, Myanmar, Afganistan, Sri Lanka, Tây Tạng, v.v..

Có vẻ như, xã hội càng phát triển, toàn cầu hoá càng lan rộng thì ở một thái cực ngược lại, sự chia rẽ lại ngày càng sâu sắc và phức tạp hơn. Chừng nào vẫn còn những khu vực nghèo đói và lạc hậu, người ta còn tìm cách đổ về những khu vực giàu có và văn minh hơn. Chừng nào chủ nghĩa dân tộc và chính trị bản sắc vẫn còn nổi lên, an ninh biên giới giữa các quốc gia vẫn còn bị đe doạ. Và chừng đó những bức tường chia rẽ vẫn tồn tại.

Review sách Chia rẽ - Tim Marshall
Review sách Chia rẽ - Tim Marshall (Ảnh fb Thanh Trúc)

Tim Marshall vốn là một nhà báo nên cách viết sách của ông lúc nào cũng đầy cuốn hút, từ cách gợi lên vấn đề, triển khai vấn đề một cách kịch tính rồi cuối cùng kết thúc vấn đề theo một hướng mở. Mình có cảm tưởng mỗi một chương trong sách của ông lúc nào cũng có thể tách ra thành một bài báo hoàn chỉnh.

Mình vẫn luôn nói với bạn mình rằng, những cuốn sách của Tim Marshall là những gợi ý hay cho những ai mới tiếp xúc với lĩnh vực địa chính trị - một lĩnh vực khá khó nhằn (ngoài cuốn này thì ở Việt Nam còn 2 cuốn khác cùng tác giả đã được phát hành là "Những tù nhân của địa lý" và "Quyền lực của địa lý"). Tuy vậy, với những người muốn nghiên cứu chuyên sâu hơn thì đọc sách của ông chỉ như để "gãi ngứa".

Review sách của Thành Tiến

Tại sao chúng ta lại đang sống trong thời đại của những bức tường?

Để trả lời câu hỏi này, Tim Marshall đã viết 1 cuốn sách dày gần 400 trang để liệt kê những lý do mà những bức tường được dựng lên trên biên giới các quốc gia và vùng lãnh thổ, nào là sắc tộc, tôn giáo, chênh lệch giàu nghèo, mâu thuẫn chính trị vân vân và mây mây....Tuy nhiên, cá nhân tôi nghĩ có thể đơn giản và tóm gọn nó bằng 1 hình ảnh tương quan: "nhà em có hoa vàng trước ngõ, tường đầy mảnh chai, chó lai ai dám vào?" . Đấy, ngay đến ngôi nhà của chúng ta cũng có tường rào, kín cổng cao tường, cửa đóng then cài cơ mà. Để làm gì? Để giữ sự riêng tư, tránh người lạ (hoặc kể cả người quen) đột nhập ko xin phép, và trên hết - là để chống trộm! Thế nên các quốc gia, các vùng lãnh thổ cũng có tường rào vì lý do tương tự, nhưng ở 1 tầm mức khác thôi. Tất nhiên, vì nghĩ đơn giản thế nên tôi mới ko viết được sách.

Vậy, những bức tường thì sao? Sao phải quan tâm nó? Nó ảnh hưởng gì đến chúng ta?

Cũng đơn giản thôi, nó CHIA RẼ!

Những bức tường cô lập chúng ta thành những ốc đảo riêng biệt, và vô tình điều đó đi ngược lại xu thế toàn cầu hóa của nhân loại, ngược lại với thời đại thông tin kết nối con người. Thật kì lạ khi mà trong thời đại mà tưởng như những đường biên phải mờ đi, thì những bức tường lại được dựng lên. Và loài người cứ như bước vào vòng lặp ko lối thoát, quẩn quanh trong những bức tường như từ ngàn xưa vẫn thế: vạn lý trường thành, trường thành Hadrian, bức tường đại Zimbabwe...

Thực ra cũng dễ hiểu thôi, vì cho dù đã tiến những bước dài so với Tần Thủy Hoàng hay đế chế La Mã thì nhân loại vẫn chưa thoát khỏi những khái niệm: quốc gia, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, niềm tự hào, và ý chí con người!...thế nên những bức tường, những hàng rào vẫn còn đó như 1 lẽ dĩ nhiên - còn trộm cắp thì còn xây tường, còn khóa cửa

Vậy khi nào thì những bức tường hạ xuống?

Khi bức tường Berlin đổ xuống, nước Đức tưởng như thống nhất, người dân 2 miền Đông - Tây như vỡ òa trong hạnh phúc. Nhưng tất cả sớm nhận ra, bức tường vật lý kia - trong suốt thời gian tồn tại của nó - đã hình thành nên những bức tường vô hình khác, khó phá bỏ hơn nhiều (vì nó vô hình), và sự chia rẽ, sự khác biệt là ko thể lấp đầy một sớm một chiều. Bức tường Berlin cũng ko phải thành lũy vật lý cuối cùng bị kéo đổ, vì rất nhanh sau đó, hàng loạt bức tường khác được dựng lên: bức tường tai tiếng giữa Mỹ và Mexico, hàng rào Hungary và Serbia, hàng rào Jordan và Syria..v..v..

Những hàng rào biên giới này chỉ hạ xuống khi nhà bạn ko còn phải có tường rào, ko phải khóa cổng, khi thế giới đại đồng, anh em bốn bể một nhà, khi trái đất thành địa đàng trần gian, khi đoàn tàu XHCN về đích, khi chúng ta làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu, khi ko còn nhà nước, ko còn tôn giáo, ko còn nhà tù, ko còn chính trị gia cũng ko còn trộm cắp tội phạm, khi quyền lực và của cải chia đều, ko còn giàu nghèo, ko còn....thôi tóm lại là khi ko còn gì cả, thậm chí ko còn con người nữa thì mới đạt được chứ nghe hư cấu quá! (nhà chỉ ko cần tường, cổng, khi ko có trộm cắp hoặc chẳng còn gì để lấy, hoặc là nhà hoang - đơn giản thế thôi). Chỉ một trong số những yếu tố trên ở trạng thái "ko còn" đã là nan đề rồi, cho nên cá nhân tôi nghĩ để đạt được trạng thái cân bằng tuyệt đối đó là 1 điều không tưởng! Trừ khi con người trở thành máy móc hết . Thế nên, chúng ta cứ xác định là chúng ta đã, đang và sẽ còn phải sống với sự hiện hữu của những bức tường thêm nhiều nhiều năm nữa, cho đến khi thế giới đại đồng xảy ra, hoặc cho đến khi loài người biến mất - tùy điều kiện nào đến trước (mà tôi nghi ngờ rằng sẽ là điều kiện sau - và với loài người thì như thế có nghĩa là những bức tường sẽ tồn tại mãi mãi trong sự sống của chúng ta)

Tôi cứ ví dụ bá láp vậy chứ trong cuốn sách này tác giả phân tích rộng lắm, thế mới dày gần 400 trang được chứ. Cuốn sách này tôi đánh giá là sâu sắc và kỹ lưỡng hơn nhiều so với Những tù nhân của địa lý, dù chủ đề vẫn là những đường biên sặc mùi lợi ích quốc gia dân tộc mà thôi. Phần dịch thuật và biên tập cũng ổn, gãy gọn dễ hiểu, trừ một vài đoạn vẫn nghe giống giống google translate, và 1 số lỗi chính tả. Có điều là tác giả thể hiện quan điểm chống Cộng khá rõ và thường tìm cơ hội để hướng mũi dùi chỉ trích về phía Nga, nên ko được khách quan lắm, và giúp tôi khẳng định thêm 1 lần về khả năng truyền thông ru ngủ, định hướng của tư bản phương Tây phải nói là quá đỉnhhhhh! 

Review sách Chia rẽ - Tim Marshall
Review sách Chia rẽ - Tim Marshall (Ảnh nguồn Internet)

Ở đoạn cuối tác giả có dẫn 1 câu châm ngôn: "hàng rào tốt láng giềng tốt" để khái quát hóa tư tưởng "bức tường" của các quốc gia hiện nay. Tôi thì lại nghĩ đến 1 câu khác, thú vị ko kém: "không biết lo xa ắt gặp mối họa gần" - một câu nói mà tôi nghĩ ở giai đoạn nào, dù mang tư tưởng trái ngược nhau (duy trì bức tường hay phá vỡ những bức tường) thì đều đúng, hãy cứ thử ngẫm mà xem

Vĩ thanh

Khi tôi viết những dòng này, là tôi đã thừa nhận ý thức hệ "dân tộc chủ nghĩa" của mình, tôi cũng hiểu những kẻ như tôi ko thể phá bỏ những bức tường, nhưng....

Chiến tranh chia cắt 2 miền đã trôi qua gần nửa thế kỉ, mà những chia rẽ chưa bao giờ được tháo bỏ hoàn toàn trên dải đất này, vẫn còn đó bức tường của phẫn uất, khinh miệt, hận thù và tủi hổ - bức tường "Nam kỳ - Bắc kỳ". Bởi vậy, tôi mong mình sai, mong việc bỏ đi (duy chỉ) những bức tường ngăn cách quê hương ko phải là ảo vọng, mong tôi, hoặc con tôi, cháu tôi có đủ thời gian để "Chờ nhìn quê hương sáng chói", để "Những dấu căm hờn xưa nhạt mờ"

Xem thêm bài viết:

Tổng hợp: Minh Ngọc

Sản phẩm liên quan
Những Tù Nhân Của Địa Lý 30%

Những Tù Nhân Của Địa Lý

147.000đ

210.000đ

(7)

Quyền Lực Của Địa Lý - The Power Of Geography 30% Cháy hàng
Chết Cho Màu Cờ 30%

Chết Cho Màu Cờ

147.000đ

210.000đ

(6)

Bài viết liên quan
Review sách Gambit Hậu - Walter Tevis
Review sách Gambit Hậu - Walter Tevis

04/08/2024 16:43Minh Ngọc

Gambit Hậu của Walter Tevis là một kiệt tác văn học đầy mê hoặc, khắc họa hành trình gian nan…

Xem tiếp
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến

19/07/2024 00:32Minh Ngọc

Trong những trang viết đầy cảm xúc của “Thư Cho Em”, Hoàng Nam Tiến đã dệt nên một câu chuyện…

Xem tiếp
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino

06/07/2024 23:42Minh Ngọc

“Người Gác Cây Long Não” của Keigo Higashino là một chuyến phiêu lưu kỳ ảo đầy bất ngờ, nơi những…

Xem tiếp
Review sách Nhật ký cá sấu - Khâu Diệu Tân
Review sách Nhật ký cá sấu - Khâu Diệu Tân

02/07/2024 00:40Minh Ngọc

“Nhật Ký Cá Sấu” của Khâu Diệu Tân không chỉ là một tác phẩm văn học đầy ám ảnh mà…

Xem tiếp
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo

27/06/2024 01:32Minh Ngọc

Khi những bí ẩn cổ xưa gặp gỡ với thế giới hiện đại, "Bí Hội Thứ Chín" của Leigh Bardugo…

Xem tiếp
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ

17/06/2024 01:32Minh Ngọc

"Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ" của Andrew Sean Greer là một chuyến phiêu…

Xem tiếp
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz

14/06/2024 17:07Minh Ngọc

Khi cầm trên tay "Những hiệu quế" của Bruno Schulz, bạn sẽ ngay lập tức bị cuốn vào một thế…

Xem tiếp
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind

10/06/2024 01:38Minh Ngọc

Mùi Hương của Patrick Süskind không chỉ là một tiểu thuyết ly kỳ về khứu giác mà còn là một…

Xem tiếp
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park

06/06/2024 23:58Minh Ngọc

Bạn đã sẵn sàng khám phá những câu chuyện đầy cảm hứng từ lòng dũng cảm và sự kiên cường…

Xem tiếp
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada

04/06/2024 16:42Minh Ngọc

Bước vào thế giới của Hiến Đăng Sứ là như lạc vào một mê cung kỳ ảo, nơi hiện thực…

Xem tiếp
Xem nhiều nhất

Cùng tác giả