Review sách Bàn về văn minh - Fukuzawa - Yukichi


Review Sách | 29/08/2023 16:56| Minh Ngọc

Lượt xem: 479

Bàn về văn minh - Khám phá con đường tiến tới văn minh

Bàn về văn minh một tác phẩm đáng chú ý của Fukuzawa Yukichi - một nhà tư tưởng và nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản, đã ghi dấu ấn trong lịch sử văn hóa. Cuốn sách này, giàu tính triết học, đặt ra hàng loạt vấn đề xã hội, văn hoá, chính trị, kinh tế, đạo đức... và mở ra con đường cho Nhật Bản, một quốc gia đang phát triển, để nối kết với thế giới văn minh và tiến bộ.

Trên nền tảng tương đồng với tư tưởng của các tác giả phương Tây đương thời như John Stuart Mill, Herbert Spencer, Thomas Buckle, Francois Guizot, Fukuzawa phản ánh một cách sâu sắc hình thái tù đọng và đơn điệu của xã hội châu Á. Ông đã khích lệ tinh thần quốc gia và tinh thần cá nhân, ca ngợi xu hướng tự do của khu vực tư nhân. Bằng việc đọc hiểu sâu sắc các hình thái xã hội khác nhau đang vật lộn trên con đường phát triển, Fukuzawa Yukichi đã có những dự báo sáng suốt và khẳng định mô hình văn minh phương Tây là một con đường bắt buộc phải theo nếu muốn tiến tới văn minh và tiến bộ. Đồng thời, cuốn sách giúp độc giả nhận ra những giá trị tốt đẹp nhất, những giá trị vĩnh cửu mà một quốc gia, một thể chế có thể mang đến cho mỗi con người.

Với tầm nhìn sâu xa và tri thức vượt bậc, Fukuzawa Yukichi đã xác định mình là một nhà tư tưởng lớn trong việc xây dựng Duy Tân Minh Trị và đưa Nhật Bản vào hàng ngũ các quốc gia hiện đại. Khi ông sinh ra vào năm 1835, Nhật Bản chỉ là một quốc gia nhỏ bé và lạc hậu, đối diện với sức mạnh tiên tiến của phương Tây có thể áp đảo nhanh chóng. Tuy nhiên, khi ông ra đi vào năm 1901, Nhật Bản đã trở thành một quốc gia khác hẳn, vươn lên với một sức mạnh thần kỳ, tự xếp mình vào hàng ngũ các cường quốc tiến bộ đi trước mình vài thế kỷ.

Review sách Bàn về văn minh
Tác phẩm Bàn về văn minh của Fukuzawa Yukichi được Nhã nam phát hành tại Việt Nam

"Bàn về văn minh" là một trong những tác phẩm quan trọng nhất của Fukuzawa Yukichi, mang đến cái nhìn sắc sảo và sự hiểu biết sâu sắc về tinh thần độc lập và bản chất văn minh. Cuốn sách này đáng để được đặt gối đầu giường cho những ai muốn tìm hiểu về văn minh và con đường tiến tới văn minh của một xã hội và một dân tộc.

​Xem thêm bài viết: Review sách Khuyến học của tác giả Fukuzawa Yukichi

Review sách Bàn về văn minh

Bàn về văn minh của Fukuzawa Yukichi là một cuốn sách kinh điển đã mở ra con đường tiến tới văn minh và tiến bộ cho Nhật Bản. Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến gửi tới bạn đọc bài tổng hợp review sách Bàn về văn minh của các đọc giả được yêu thích. Mời bạn xem bài review sách chi tiết dưới đây để khám phá tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của tác phẩm này trong cuộc sống và tư duy của chúng ta.

Review sách của Ookami

Mình đến với quyển sách này cũng tình cờ và không hy vọng là nó dễ đọc hay gây hứng thú, nhưng hoá ra điều ta ít mong chờ nhất thường lại cố gắng chứng mình điều ngược lại. Song song với “Bàn Về Văn Minh”, mình còn đọc một quyển cũng nói về các nền văn minh của một tác giả phương Tây khác và thấy khá rõ sự khác biệt trong góc nhìn về văn minh cũng như thời đại của hai tư tưởng Đông – Tây.

Tác giả viết với mong ước phổ cập tư tưởng văn minh nhất thời bấy giờ (tức hướng theo phương Tây) đến phần đông dân Nhật nên ngôn từ vô cùng bình dị, hơn nữa dẫn chứng và kể chuyện rất nhiều. Ở một số chương mình có cảm giác như được liếc mắt qua một vài thời đại lịch sử của Nhật Bản, dù không có kiến thức ở mảng này nên khó nhớ rõ tên và sự kiện nhưng đọc vẫn cảm thấy vô cùng thú vị như xem trailer phim.

Không ngạc nhiên gì khi ông được in hình lên tiền của Nhật bởi sự khai mở về tư tưởng của ông đối với đất nươc này quá lớn. Ở quyển sách (thậm chí không phải là nổi tiếng và phổ biến nhất của ông) này, ông hướng dẫn người đọc xác lập cơ sở lý luận, hiểu đâu là tiền đề và căn nguyên gốc rễ rồi mới từ đó phân tích, phát triển hơn, hay còn có thể nói là “bàn” hơn về văn minh. Bởi với ông, “bàn luận” chỉ có thể nói với người đã có kiến thức nền tảng, còn nếu chưa, phải khai mở đã.

Dù cho quyển sách được viết từ lâu ơi lâu về trước, cái thời mà Nhật Bản còn chưa hùng mạnh như bây giờ, ông cũng đã nói ra được rất nhiều bản tính của con người khiến cho họ có dễ hay không tiếp nhận một điều mới vào trí óc. Ví như ông bảo, thông thường tuy một con người không biết căn nguyên vấn đề ở đâu, vẫn dễ dàng lâm vào một cuộc tranh luận mà họ thường đem những quan điểm cực đoan nhất ra cãi, khiến cho cuộc tranh luận không có hồi kết và mãi không tìm được điểm chung. Một lỗi tư duy khi tranh luận mà ai ai cũng dễ gặp phải, ấy chính là, khuyết ưu ở cả hai bên phải được đặt cạnh nhau và xét trọng số nặng nhẹ của nó chứ không thể tách biệt lấy mặt ưu đi tranh với mặt khuyết của phe đối diện. Theo quy luật cân bằng, nhân loại thì thường nằm giữa hai thái cực giữa ngu si và thông thái, ít có đối tượng nào nằm trong vùng cực này.

Ông nói vì sao người Nhật thời bấy giờ cần hướng xã hội đi theo phương Tây, như thế nào mới gọi là hiểu đúng bản chất của văn minh, tri thức và đạo đức cái nào cần và đủ để hướng một xã hội đến văn minh, sự cần thiết của việc hiểu thời thế là quan trọng đến đâu?

Ông có nói một câu, mà với tư tưởng của một người thuộc thời đại đó, mình cho là rất tiến bộ, bởi thậm chí bây giờ vẫn còn rất nhiều người không hiểu đạo lý này:

Sự vật trên thế gian, không phải cứ xưa cũ là sinh ra giá trị."

Truyền thống nào là có giá trị, biểu tượng nào là cần gìn giữ, khi nào những điều này trở thành “xưa cũ” đơn thuần mà giá trị phai nhạt so với thời đại đổi thay? Đó là điều xã hội và tư tưởng Á Đông trong chuyện giữ gìn những điều xưa cũ rất khó phân định. Liệu khi nào ai đó biết được đâu là thời điểm đúng để rũ bỏ mê muội, mê tín, tự hào ấu trĩ, những thứ chỉ có tính xưa cũ chứ không có giá trị? Đắm chìm tự hào vào những truyền thống lâu đời mà không sinh ra vận động xã hội, sẽ chỉ mãi là mê muội.

Review sách Bàn về văn minh
Review sách Bàn về văn minh - Ảnh Internet

Lý do mà quyển sách này là một trong những quyển thú vị nhất mình đọc được 2021 là bởi sự khai mở của nó đối với các vấn đề về văn hoá, tôn giáo và toàn bộ sự vận động của xã hội loài người. 2021 là năm mình bắt đầu đọc lại sau một khoảng thời gian vô cùng lâu lắc rời bỏ thế giới của những con chữ, vậy nên tìm kiếm một cuốn sách đọc có cảm hứng và khai mở trí óc tò mò của mình buộc mình phải đi tìm hiểu những vấn đề tương tự thật không dễ. Nếu như bạn có hứng thú với văn minh, tư tưởng và tò mò về sự vận động của xã hội hay vì sao mà Nhật Bản lại đón chào phương Tây với niềm hân hoan thay vì mất bao năm đập nhau với Pháp/Mỹ như của mình thì quyển sách này là một lựa chọn hoàn hảo.  

Review sách của Tiên Hề

Mình đã đọc khuyến học tầm 3 lần. Mỗi lần đọc là mỗi lần thấy thẹn với bản thân. Sai hoàn toàn một định nghĩa thật sự về việc học. Một định nghĩa sai tất là mọi vế phía sau sai hết. Có người dám đạp đổ nhưng phần đông thì chấp nhận cam chịu cho những sai lầm.

Bàn về văn minh là quyển tiếp theo của nhà tư tưởng Fukuzawa Yukichi. Mình phải dừng lại hết mấy ngày để ngẫm những gì cụ nói. Vì là nước đồng chủng đồng văn nên đâu đó mình thấy được hoàn cảnh của con người đất Việt.

"Dân ta phải biết sử ta" lời dạy chí mạng ấy nghĩ đến mà buồn. Mới gần đây thôi thì mình mới đọc hết cuốn Việt Nam sử lược. Và mới có một cái nhìn khái quát nhất đối với sử dân tộc. Sử không phải là cái đã qua, mà sử nó có trong ngay hiện diện cuộc sống của ông bà cha mẹ, của con đường, của những phiên chợ. Nếu hiểu sử như thế mới gáng mà học, mà hiểu, mà ứng dụng. Tại sao có hiện tại như thế? Đâu đó là do tâm thức đã mấy ngàn năm hun đúc.

Bàn về văn minh tác giả đã đưa ra cái nhìn khái lược cho hoàn cảnh của đất nước Nhật ở thời điểm ấy. Và đưa ra bài toán hóc búa làm sao đưa đất nước mình bắt kịp nhịp với văn minh của phương Tây và tiến đến nền văn minh thật sự.

Trong quá trình ấy tác giả đưa ra những suy ngẫm về thời cuộc, về đạo đức, về trí thức, về mối liên hệ thật sự giữa lịch sử với tâm thức dân tộc. Để tiến đến văn minh thật sự phải bắt đầu từ tâm thức. Phải đả động vào một tâm thức mấy ngàn năm.

Văn minh là gì? Văn minh là làm cho tốt lên ở phương diện vật chất (ăn, ở, mặc) và phương diện tinh thần (trí tuệ, đạo đức). Một định nghĩa đơn giản nhưng cần biết bao lâu để có chạm đến định nghĩa ấy? Câu trả lời thuộc về thế hệ những con người thế hệ sau.

Review sách Bàn về văn minh
Review sách Bàn về văn minh - Ảnh fb Tiên Hề

Tổng hợp: Minh Ngọc

Cảm ơn bạn đã xem bài viết "Review sách Bàn về văn minh - Fukuzawa Yukichi"​

Sản phẩm liên quan
Khuyến Học 30%

Khuyến Học

56.000đ

80.000đ

(3479)

Bàn Về Văn Minh - Fukuzawa Yukichi 30% Cháy hàng
Khuyến Học (Bìa Cứng) 30% Cháy hàng

Khuyến Học (Bìa Cứng)

105.000đ

150.000đ

(8)

Bài viết liên quan
Review sách Gambit Hậu - Walter Tevis
Review sách Gambit Hậu - Walter Tevis

04/08/2024 16:43Minh Ngọc

Gambit Hậu của Walter Tevis là một kiệt tác văn học đầy mê hoặc, khắc họa hành trình gian nan…

Xem tiếp
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến

19/07/2024 00:32Minh Ngọc

Trong những trang viết đầy cảm xúc của “Thư Cho Em”, Hoàng Nam Tiến đã dệt nên một câu chuyện…

Xem tiếp
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino

06/07/2024 23:42Minh Ngọc

“Người Gác Cây Long Não” của Keigo Higashino là một chuyến phiêu lưu kỳ ảo đầy bất ngờ, nơi những…

Xem tiếp
Review sách Nhật ký cá sấu - Khâu Diệu Tân
Review sách Nhật ký cá sấu - Khâu Diệu Tân

02/07/2024 00:40Minh Ngọc

“Nhật Ký Cá Sấu” của Khâu Diệu Tân không chỉ là một tác phẩm văn học đầy ám ảnh mà…

Xem tiếp
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo

27/06/2024 01:32Minh Ngọc

Khi những bí ẩn cổ xưa gặp gỡ với thế giới hiện đại, "Bí Hội Thứ Chín" của Leigh Bardugo…

Xem tiếp
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ

17/06/2024 01:32Minh Ngọc

"Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ" của Andrew Sean Greer là một chuyến phiêu…

Xem tiếp
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz

14/06/2024 17:07Minh Ngọc

Khi cầm trên tay "Những hiệu quế" của Bruno Schulz, bạn sẽ ngay lập tức bị cuốn vào một thế…

Xem tiếp
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind

10/06/2024 01:38Minh Ngọc

Mùi Hương của Patrick Süskind không chỉ là một tiểu thuyết ly kỳ về khứu giác mà còn là một…

Xem tiếp
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park

06/06/2024 23:58Minh Ngọc

Bạn đã sẵn sàng khám phá những câu chuyện đầy cảm hứng từ lòng dũng cảm và sự kiên cường…

Xem tiếp
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada

04/06/2024 16:42Minh Ngọc

Bước vào thế giới của Hiến Đăng Sứ là như lạc vào một mê cung kỳ ảo, nơi hiện thực…

Xem tiếp
Xem nhiều nhất

Cùng tác giả