Review sách Thú tội - Minato Kanae


Review Sách | 09/11/2023 14:21| Minh Ngọc

Lượt xem: 531

Thú tội - khi tội ác ớn lạnh giấu sau vỏ bọc trẻ con

Người ta thường nói rằng, không có tình yêu nào sánh bằng tình yêu mẹ dành cho con. Nhưng liệu bạn đã bao giờ tưởng tượng được, nếu tình yêu ấy bị hủy hoại, thì sự trả thù của một người mẹ có thể đạt đến mức độ nào? "Thú Tội" của tác giả Minato Kanae sẽ đưa bạn đến với những cung bậc cảm xúc đau lòng, gây sốc và không thể đoán trước.

Vào một ngày bình thường, xác của cô bé 4 tuổi, con gái của giáo viên Moriguchi, được phát hiện ở bể bơi trường học. Ban đầu, mọi người cho rằng đây chỉ là một tai nạn bất thường - nhưng thực tế lại khắc nghiệt hơn nhiều. Cô bé không chết vì tai nạn, mà bị sát hại - và hung thủ chính là học sinh trong lớp cô Moriguchi chủ nhiệm. Đau đớn và tuyệt vọng, cô giáo đơn thân này bắt đầu vạch ra một kế hoạch trả thù tàn khốc.

"Thú Tội" không chỉ là một tiểu thuyết trinh thám thông thường. Được chia thành năm chương, mỗi phần của câu chuyện đều mang đến cho người đọc một mức độ bất ngờ và căng thẳng khác nhau. Như Wall Street Journal đã nói, đây là "Một câu chuyện tâm lý kinh dị, ớn lạnh, thuyết phục, gây bất ngờ không chỉ một lần...Day dứt, tàn nhẫn và choáng váng."

Review sách Thú tội

Được viết bởi Minato Kanae, "Thú Tội" là một trong 10 cuốn sách bán chạy nhất năm 2009 và đã bán hơn 3 triệu bản chỉ trong một năm. Nó đã được chuyển thể thành phim ngay sau đó, chứng tỏ sức hút mạnh mẽ của câu chuyện. Người đọc sẽ không thể quên được giọng văn sắc bén, dồn dập của tác giả, và cảm giác căng thẳng không ngừng tăng lên sau mỗi chương. Như Toronto Star đã ghi nhận, "Cuốn sách đáng đọc này vừa tăm tối, gây xáo động và biết đánh lừa độc giả, với giọng văn sắc bén, dồn dập, mỗi chương đều đưa người đọc tới tận cùng căng thẳng.

Thông tin sách

Tác giả: Minato Kanae
Dịch giả: Trần Quỳnh Anh
Nhà xuất bản: Hội nhà văn
Nhà phát hành: Nhã Nam
Số trang: 245
Phát hành: 2017

Mua sách online “Thú tội” tại Nhà sách trực tuyến Pibook.vn giảm từ 30% giá bìa

Review sách Thú tội

Trong thế giới của tiểu thuyết trinh thám, ít có tác phẩm nào có thể làm rung động trái tim bạn bằng sự tàn nhẫn và căng thẳng như "Thú Tội" của Minato Kanae. Blog sách hay của Nhà sách online Pibook.vn gửi tới bạn đọc bài tổng hợp review cuốn sách này của một vài độc giả đã đọc tác phẩm viết, mời bạn xem chi tiết review bên dưới!

Review sách của Phương Thảo

Review Thú tội vì quá ám ảnh

Moriguchi là giáo viên cấp hai, đồng thời là bà mẹ đơn thân của một cô gái 4 tuổi. Một hôm, xác cô bé được phát hiện trong bể bơi trường học. Cảnh sát nhận định đây là một vụ tai nạn nhưng Moriguchi biết ai đã sát hại con gái mình - kẻ ở ngay trong lớp học do mình chủ nhiệm. Moriguchi bắt đầu kế hoạch báo thù của riêng cô…

Đây là lời tựa phía sau cuốn sách của NXB Nhã Nam. Thú tội đã được Nhã Nam gắn tag Trinh thám - Kinh dị, nhưng với cá nhân mình, cuốn sách này nên được gắn tag Tâm lý. Không có tình tiết phá án, không có bí mật về tội phạm, từng con chữ của Kanae Minato xoáy sâu vào tâm lý của từng nhân vật, lý do tại sao các nhân vật đó lại bị đẩy đến hành trình của tội ác. Tính “kinh dị” trong Thú tội không phải là những tình tiết tạo cảm giác kinh sợ đến náo loạn, mà bởi vì tội ác trong thú tội quá thật, thật đến nỗi khi các nhân vật kể về chuyện mình giết người thản nhiên như câu chuyện hôm đó họ tỉnh dậy vào lúc mấy giờ vậy. Chính vì thế nên tớ đã có cảm giác ớn lạnh suốt hơn 200 trang truyện.

May mắn là trước khi đọc Thú tội, tớ chỉ đọc lời dẫn phía sau cuốn sách. Chính vì thế nên tớ giữ được cảm xúc trọn vẹn khi đọc cuốn sách này (và bị ám ảnh mất 3 ngày đọc truyện, đến nỗi đêm ngủ cũng không ngon luôn các cậu ạ). Thế nên là, nếu các cậu chưa đọc thì hãy tắt bài viết này của tớ đi, đừng quan tâm nữa, khi nào đọc xong hãy quay lại ăn miếng bánh uống miếng trà rồi mình cùng đàm đạo. Hãy giữ cảm xúc của các cậu nhé, các cậu sẽ có cảm nhận tuyệt vời, tớ đảm bảo đấy.

Còn cậu nào đã đọc rồi nhỉ? Mình nói chuyện chút đi.

Tớ ấn tượng nhất chính là cách gắn tên mỗi nhân vật vào một cái danh có liên quan đến “đạo”. Nhưng đến cuối cùng tự chúng ta đều phải hỏi, “đạo” ở đây là gì?

Yukio Moriguchi - Kẻ giảng đạo.

Câu chuyện mở đầu bằng buổi học cuối cùng của Moriguchi với lớp B. Moriguchi kể lại những câu chuyện nhỏ với giọng thủng thẳng của một giáo viên: từ lời khuyên hãy uống nhiều sữa, đến câu chuyện nghịch ngợm của lứa tuổi mới lớn dễ lưu thù để hận với giáo viên và tìm cách trả thù, rồi câu chuyện về gia đình Moriguchi - chuyện về vị hôn phu bị nhiễm HIV, về đứa con gái Manami bé bỏng của mình và về câu chuyện mình là mẹ đơn thân ra sao, chăm sóc con gái thế nào. Những câu chuyện nhỏ nhặt như những câu chuyện chúng ta thường nói hàng ngày, nhưng mỗi câu chuyện đều là căn nguyên của chuỗi bi kịch.

Moriguchi kể rằng cô biết tỏng tính cách kiêu ngạo, muốn được nổi bật và có tâm lý biến thái, thích hành hạ thú vật của học sinh A, và A đã bị Moriguchi bắt bài ra sao; cô cũng biết học sinh B đã ghi thù oán với cô chỉ vì cô nhờ thầy giáo lớp khác đến bảo lãnh cho B khi B gặp rắc rối, cô giải thích lý do trường có quy tắc ngầm về việc đó và cô tuân theo vì lý do hợp tình hợp lý. A và B đã giết hại Manami bé bỏng của cô, cướp mất lý do sống của một người mẹ đơn thân. Cô thật đáng thương. Bởi thế nên cô trả thù những kẻ giết con của mình là đúng. Hơn nữa, Moriguchi nghĩ rằng chính xã hội, chính Luật pháp đã bảo vệ những kẻ giết người vị thành niên. Bởi vì chỉ cần chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, dù giết người thì cũng chỉ phải đi cải tạo thôi mà.

Moriguchi thủng thẳng kể những câu chuyện như chuyện của người ta, nhưng kết thúc buổi nói chuyện, tớ cảm nhận được giọng nói lạnh lẽo của cô:

Cô đã pha máu có virus HIV của bố Manami vào sữa của hai bạn đó. …

Tình tiết mở đầu chuỗi bi kịch của cả cuốn sách.

Review sách Thú tội của Phương Thảo

Mizuki Kitahara - Kẻ tuẫn đạo.

Mizuki là người có lý tưởng sống của mình. Chính Mizuki cũng có nhiều lần suy nghĩ về cuộc sổng, về cuộc đời của người khác. Mizuki là người thẳng thắn, chính trực. Cô tự biết mình không có quyền đưa ra sự trừng phạt với ai. Bởi đó, Mizuki đứng ngoài phiên toà xét xử của phù thuỷ.

Có một đoạn phân tích rất hay về tâm lý con người trong chương truyện của Mizuki như thế này: Phần lớn mọi người đều mong muốn được khen ngợi. Song làm việc tốt, việc đáng nể thì vất vả lắm. Vậy cách đơn giản nhất là gì. Chỉ cần chỉ trích người làm việc xấu thôi”. Chỉ cần lên án và trừng phạt người xấu, có nghĩa mình là người tốt. Học sinh lớp Mizuki đã bắt nạt học sinh A, để chứng minh họ là người tốt, họ không đồng tình với kẻ giết người. Cuối cùng thì dùng bạo lực để chống lại bạo lực liệu có phải là điều đúng đắn?

Vẫn theo dòng kể của Mizuki, Mizuki quan sát thầy giáo chủ nhiệm kế tiếp lớp mình, một thầy giáo được coi là nhiệt huyết, hết lòng với học sinh. Nhưng sự nhiệt huyết đó đầy tính giả dối, vì ông ta chưa bao giờ thực sự muốn tìm hiểu về học sinh của mình cả. Ông ta làm ầm chuyện học sinh B không đến trường, dù Mizuki đã cố gắng biểu thị cho ông ta thấy là B không thể đến trường được nữa, nhưng ông ta không nghe. Ông ta coi việc đưa được B trở lại trường học là một mục tiêu để nâng cao hình ảnh của bản thân. Sự hời hợt, vô trách nhiệm và ích kỉ của ông ta đã đẩy đến bi kịch sau đó:

B đã giết mẹ của mình.

Mẹ của B - Kẻ nhân từ.

Tớ không biết dùng cụm từ “nhân từ” cho mẹ của B có thực đúng không, bởi vì bà chỉ nhân từ với B. Bà yêu thương B và tin B vô điều kiện. B có liên quan đến cái chết của con gái cô chủ nhiệm, bà nghĩ rằng B chỉ vô tình là nhân chứng. B nhận rằng mình đã giết người, bà nghĩ rằng cậu ta bị bạn xấu dụ dỗ, bị bạn xấu ép phải giết người, thậm chí còn nghĩ rằng cô chủ nhiệm đã nói dối để đổ oan cho con trai mình. B không chịu đến trường, bà nghĩ rằng con trai bà đang hối hận vì một chuyện đáng ra con bà không phải chịu trách nhiệm. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu dành cho con.

Cho đến khi hình ảnh “hiền lành” mà bà cố gắng gây dựng cho con không còn nữa, không thể cứu vãn được nữa, mẹ của B muốn kết thúc tất cả bằng một tội ác khác.

Mẹ của B muốn giết con trai mình.

Naoki Shimomura - Kẻ cầu đạo.

Đoạn tự sự của Naoki là đoạn tớ thích nhất. Naoki đã thực sự thấu hiểu sự sống từ sau khi Moriguchi tiết lộ sự thật về hộp sữa. Cậu biết ơn vì mỗi ngày mở mắt ra mình còn sống. Cậu biết ơn vì món ăn mẹ nấu ngon. Cậu biết ơn vì chị gái cậu đã sinh ra một sinh mệnh mới. Cậu biết ơn vì cậu đang được sống mỗi ngày.

Naoki giữ gìn sự sống bằng cách không tắm gội, không cắt tóc, không cắt móng tay. Tác giả xử lý đoạn này cực kì tinh tế. Ai mà biết được tim đập ra sao khi thứ đó nằm sâu trong lồng ngực chứ. Móng tay và tóc đang dài ra mỗi ngày, đấy không phải là bằng chứng thấy được bằng mặt thường về việc chúng ta đang sống hay sao?!

Thế nhưng, Naoki không giữ được sự sống của mình lâu. Mẹ của Naoki đã lén cắt tóc của Naoki, điều đó khiến cậu nhận ra rằng “sống” không phải là tồn tại, mà phải giữ được trái tim thanh khiết của mình. Cậu là kẻ giết người. Cậu không còn là con người nữa, mà là xác sống. Máu của cậu là vũ khí sinh học. Naoki đã làm một việc điên rồ: Biến tất cả thành xác sống. Truyền HIV cho người khác.

Shuya Watanabe - Kẻ sùng đạo.

Có lẽ đoạn tự sự của Shuya là đoạn khiến tớ mất tập trung nhiều nhất. Vì hầu hết tình tiết câu chuyện đã được lắp ráp đủ từ những chương trước, và vì Shuya thực sự là kẻ vô cảm.

Shuya muốn nhận được sự công nhận, sự chú ý của mẹ - người đã rời bỏ cậu để theo đuổi ước mơ - mà từ việc cố gắng trở thành nhà phát minh thiên tài biến thành một kẻ giết người. Thậm chí, Shuya đã thấy vui mừng vì biết mình uống sữa pha cùng với máu có chứa virus HIV, bởi cậu hy vọng mẹ cậu sẽ xuất hiện khi cậu bị bệnh.

Không chấp nhận với việc mình bị mẹ bỏ rơi, Shuya đã lên một kế hoạch điên rồ: Đánh bom toàn trường.

Masayoshi Sakuramiya - Kẻ truyền đạo.

Một người chỉ được điểm tên vài lần, nhưng luôn được ghi nhớ với cái tên “Người thầy cứu rỗi”, và cả cụm từ “HIV” nữa.

Đọc đến chương cuối cùng này tớ mới hiểu rốt cuộc “đạo” mà tác giả nhắc đến ở đây là gì. Đạo chính là sự sống. Sự sống tồn tại ở đâu, chúng ta trở lại những chương truyện trước, đặc biệt là chương truyện của Naoki, thì sự sống của mỗi người chính là sự lương thiện trong lòng mỗi người. Con người chỉ sống khi trái tim cảm nhận được sự sống không phải của mình, mà là sự sống của người khác. Sự lương thiện đó là do mỗi con người tự hình thành, không phải là kết quả của xã hội hay sự dạy dỗ của gia đình và nhà trường.

Moriguchi cố gắng dạy dỗ lũ trẻ một cách nghiêm khắc cũng không khiến chúng ngoan hơn. Thầy giáo trẻ Whether nhiệt huyết vui vẻ trong giảng dạy cũng không khiến lũ trẻ hư thêm. Naoki sống trong môi trường được mẹ yêu thương chăm sóc hết mực cũng vẫn có thể giết người. Shuya bị mẹ bỏ rơi cũng vẫn là một kẻ coi thường mạng sống của người khác. Masayoshi lúc trước trở thành kẻ bụi đời, đầu đường xó chợ, chơi bời hư hỏng cuối cùng lại trở thành “người thầy cứu rỗi”. Bởi thứ kéo Masayoshi lại chỉ là một suy nghĩ của chính anh ta: “Mình không thể sống thế này cả đời được”. Còn với những người kia thì không.

Kẻ giảng đạo Yukio Moriguchi nói rất nhiều về “sự sống”, về nguyên tắc của một giáo viên làm sao để dạy bảo những học sinh hư lại trả thù học sinh một cách độc ác, và cuối cùng là giết người. Kẻ tuẫn đạo Mizuki Kitahara sẵn sàng hy sinh lợi ích của bản thân để bảo vệ công lý, bảo vệ sự thực đã định giết người bằng kali xyanua. Kẻ cầu đạo Naoki Shimomura, cả đời hướng tới sự lương thiện lại chính là kẻ tàn nhẫn nhất, giết một cô bé 4 tuổi, giết mẹ và có ý định truyền HIV cho rất rất nhiều người. Kẻ sùng đạo Shuya Watanabe có một niềm tin mãnh liệt vào cái tâm của người mẹ của mình. Sự sùng bái của Shuya biến Shuya trở thành kẻ dẫm đạp lên “đạo” của người khác, làm tất cả mọi thứ điên rồ để mẹ động tâm mà trở lại.

Đến cuối cùng, chỉ có người truyền đạo Masayoshi Sakuramiya là ra đi thanh thản dù anh bị nhiễm HIV.

Câu chuyện kết thúc lửng lơ càng khiến tớ nghẹn ngào suy nghĩ. Mà bị ám ảnh mất 3 ngày vì sợ, chả hiểu sợ cái gì.

Review sách của Quang Minh

Có thể nói may mắn cũng như là quyết định sáng suốt của mình là khi đã mua “thú tội” vào những ngày cuối cùng của năm 2017. (Mình mua bên bookbuy, vì chờ mãi mà Tiki chưa bán)

Nói sơ về “thú tội”, tựa đề chính là nội dung của sách. Qua 6 chương truyện, bạn sẽ lần lượt nghe lời thú tội của từng nhân vật và sẽ dần đến cái plot twist cuối ở chương sáu (cũng có thể đoán được nếu bạn tinh ý một chút). Vậy tóm lược nội dung trong một câu thì như thế nào? “Một người mẹ tổn thương tìm cách trả thù cho đứa con gái đã chết của mình”

Ok, không dông dài. Chúng ta sẽ đi vào đánh giá “thú tội” dưới góc nhìn (chủ quan) của mình. Từ ngoài vào trong nhé.

“Don’t judge a book by its cover”. Để nhận xét một quyển sách thì không thể đánh giá vẻ bề ngoài nhưng thực tế thì do bìa cuốn sách quá chất mà mình mới quyết định mua nó. Dạo một vòng quanh instagram và google thì thấy bìa xuất bản của nước mình có lẽ là xuất sắc (nhất?). Có bạn sẽ thắc mắc cái hình trên bảng của bìa sách là gì? Nếu đã xem qua bản live-action thì đó chính là chữ “Sống”, cũng là bài giảng cuối cùng của cô Yuko Moriguchi, về sự quý giá của sinh mạng. Cũng hơi nực cười nó cũng đồng thời là bài Văn đoạt giải của chính Shuuya Watanabe - kẻ giết người vô cảm lại cũng là người nói về sự quan trọng của sinh mạng (mỉa mai làm sao)

Review sách Thú tội

Về nội dung, như nhận xét của tờ Wall Street Journal nằm ở bìa sau sách “Day dứt. Tàn nhẫn và choáng váng.”

Cái tàn nhẫn ở đây là sự lạnh lùng đến khó tin của những kẻ giết người. Xuống tay với một bé gái bốn tuổi và đối với chúng đơn giản đó chỉ là một mục tiêu để thoả mãn cái tôi khiếm khuyết của bản thân. Tàn nhẫn ở đây còn là cách mà cô Yuko quyết định trả thù kẻ đã hại con gái mình, cô cũng đã từng thừa nhận. Trả thù không thể làm cô nguôi ngoai, cũng không làm Manami sống lại, nhưng đó là thứ mà cô phải làm. Cô không bao giờ tha thứ cho hai kẻ thủ ác làm hại con gái mình. Càng không bận tâm đến việc chúng có hối lỗi hay thành người hay không? Cô biết chúng sẽ không hối lỗi và cách mà cô trả thù là cho chúng biết việc mất đi người yêu thương của mình là đau đến nhường nào. Ở đây ta có Naoki hủy hoại bản thân, giết mẹ mình và sống trong điên loạn. Ta cũng có Shuuya giết chết Mizuki, người con gái duy nhất yêu cậu, và cả mẹ ruột thiên tài, người đã bỏ rơi cậu.

Day dứt ở đây là nỗi đau của những người ở lại, cô Yuko còn lại gì sau tất cả? Mất chồng, mất con, mất việc. Và một nỗi đau không thể vứt bỏ vì đã làm cho những gia đình kia mang chung một nỗi đau như mình. Day dứt ở đây là sự đồng cảm của chính độc giả khi xem từng câu chữ về lời thú tội của từng nhân vật. Nếu bạn đọc có thể sẽ đôi lần cảm thấy thông cảm cho Naoki vì sự yếu đuối của bản thân, sự nhược hèn thiếu chín chắn, và cả nỗi lo khi mang trong mình căn bệnh thế kỷ có thể lây lan cả người nhà mình. Cũng có thể bạn sẽ cảm thông cho Shuuya khi thấy cậu ta bị bắt nạt, khi ở các chương đầu. Có bạn nào hoài nghi có nội tình ẩn sau việc Shuuya giết người chưa? Hay có khi đó ko hẳn là cậu ta muốn giết người? Mà do Naoki thành ra ngộ sát? Những hiềm nghi này bị xoá bỏ ở các chap sau

Còn choáng váng, choáng vì sự máu lạnh của chúng. Sự thờ ơ của những đứa học trò chả quan tâm cô giáo chúng sẽ chuyển trường vì đau đớn, sự nhẫn tâm khi chúng cùng nhau bắt nạt kẻ được cho là yếu hơn mình và nhân danh công lý (đạo đức giả làm sao). Choáng cả về sự quan tâm đùm bọc quá mức của các bậc phụ huynh (mẹ Naoki), hay vô tâm vứt bỏ con mình (mẹ Shuuya) dẫn đến cái kết cục như ngày hôm nay. Bậc làm cha mẹ sao có thể thoái thác trách nhiệm? Choáng nhất có lẽ là chi tiết Naoki ném Manami xuống hồ khi biết cô bé còn sống chỉ để chứng minh một đứa giỏi như Shuuya thất bại còn cậu ta thì lại thành công (sốc thật sự).

Vậy tựu trung lại “thú tội” có là một cuốn sách đáng đọc không? Đối với mình thì khuyến khích 100% nên đọc. Nó ko chỉ phản ánh xã hội, mà còn có cái gì đó rất đời. Còn nếu bạn chỉ thích những đầu sách vui vẻ, lạc quan thì nên bỏ qua cuốn này.

Lời cuối: bạn nên xem cả truyện và live-action (tựa tiếng anh là confession, tựa Nhật là kokuhaku, tựa việt lời thú tội, có vietsub hẳn hòi). Cá nhân mình thích truyện hơn nhưng phim có cách truyền tải cũng khá tốt. Đặc biệt khá thích cảnh cuối của phim

Xem thêm bài viết:


Tổng hợp: Minh Ngọc

Sản phẩm liên quan
Thú Tội, Minato Kanae 30%

Thú Tội, Minato Kanae

69.300đ

99.000đ

(0)

Bài viết liên quan
Review sách Gambit Hậu - Walter Tevis
Review sách Gambit Hậu - Walter Tevis

04/08/2024 16:43Minh Ngọc

Gambit Hậu của Walter Tevis là một kiệt tác văn học đầy mê hoặc, khắc họa hành trình gian nan…

Xem tiếp
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến

19/07/2024 00:32Minh Ngọc

Trong những trang viết đầy cảm xúc của “Thư Cho Em”, Hoàng Nam Tiến đã dệt nên một câu chuyện…

Xem tiếp
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino

06/07/2024 23:42Minh Ngọc

“Người Gác Cây Long Não” của Keigo Higashino là một chuyến phiêu lưu kỳ ảo đầy bất ngờ, nơi những…

Xem tiếp
Review sách Nhật ký cá sấu - Khâu Diệu Tân
Review sách Nhật ký cá sấu - Khâu Diệu Tân

02/07/2024 00:40Minh Ngọc

“Nhật Ký Cá Sấu” của Khâu Diệu Tân không chỉ là một tác phẩm văn học đầy ám ảnh mà…

Xem tiếp
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo

27/06/2024 01:32Minh Ngọc

Khi những bí ẩn cổ xưa gặp gỡ với thế giới hiện đại, "Bí Hội Thứ Chín" của Leigh Bardugo…

Xem tiếp
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ

17/06/2024 01:32Minh Ngọc

"Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ" của Andrew Sean Greer là một chuyến phiêu…

Xem tiếp
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz

14/06/2024 17:07Minh Ngọc

Khi cầm trên tay "Những hiệu quế" của Bruno Schulz, bạn sẽ ngay lập tức bị cuốn vào một thế…

Xem tiếp
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind

10/06/2024 01:38Minh Ngọc

Mùi Hương của Patrick Süskind không chỉ là một tiểu thuyết ly kỳ về khứu giác mà còn là một…

Xem tiếp
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park

06/06/2024 23:58Minh Ngọc

Bạn đã sẵn sàng khám phá những câu chuyện đầy cảm hứng từ lòng dũng cảm và sự kiên cường…

Xem tiếp
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada

04/06/2024 16:42Minh Ngọc

Bước vào thế giới của Hiến Đăng Sứ là như lạc vào một mê cung kỳ ảo, nơi hiện thực…

Xem tiếp
Xem nhiều nhất

Cùng tác giả