Đôi khi, tình yêu đều bắt đầu từ những câu hỏi cơ bản nhất mà ta ngần ngại đặt ra. Với "Luận Về Yêu", Alain de Botton mời chúng ta thăm viếng chính những suy tư sâu kín nhất của trái tim và lý trí. Đây không chỉ là một cuốn sách - nó là một cuộc phiêu lưu triết học qua mê cung của cảm xúc và tư duy, giữa ranh giới mong manh của lý trí và lòng đam mê.
"Luận Về Yêu" phản ánh chân thực những điều ta luôn muốn biết về tình yêu: không thiếu ảo tưởng nhưng cũng đầy sáng suốt, mê đắm nhưng biết giữ khoảng cách, nồng nhiệt và rất hài hước nhưng cùng lúc ngập tràn phân tích lạnh lùng. Đó là sự hấp dẫn rực rỡ, khi tác giả đưa ra các triết thuyết sắc bén để tiếp cận những khía cạnh tình yêu mà thường chỉ được thầm lặng cảm nhận, chứ không phải được bàn luận.
Alain de Botton, trong tác phẩm thời trẻ của mình, đã không chỉ viết nên một "tập tiểu luận sâu sắc" mà còn tạo ra một "cuốn tiểu thuyết vô cùng hấp dẫn và không hề thiếu kịch tính." Người ta nói về ông, “[Cuốn sách] thông minh, hài hước, tinh tế, có kết cấu khéo léo, rất thông thái, với những soi rọi đặc biệt sáng suốt.” - một lời khen ngợi từ The Spectator không hề ngoa.
Cho dù bạn đọc "Luận Về Yêu" để tìm kiếm sự thông tuệ hay giải trí, bạn sẽ không thể tránh khỏi những phát hiện mới mẻ, những câu hỏi đáng suy ngẫm và, có lẽ, một hiểu biết về tình yêu ở góc độ mà bạn chưa từng chạm tới trước đây. Alain de Botton không chỉ viết nên một cuốn sách; ông đã mở ra một cuộc đối thoại sâu sắc về một trong những chủ đề quan trọng nhất cuộc đời chúng ta.
Tác giả: Alain de Botton
Dịch giả: Trần Quốc Tân
Nhà xuất bản: Thế Giới
Nhà phát hành: Nhã Nam
Số trang: 256
Phát hành: 04-2022
Giá bìa: 96.000đ
Đặt sách trực tuyến ‘Luận về yêu’ tại Nhà sách online Pibook.vn giảm từ 30% giá bìa
Trong mê cung của cảm xúc mà tình yêu teo tóp lại thành những trang sách, "Luận về Yêu" của Alain de Botton là một cánh cửa mở ra, đưa ta vượt qua những lối mòn nghĩ suy thông thường. Đây không chỉ là một cuốn sách; nó là một cuộc đối thoại tinh tế, một cuộc hành trình khám phá những bí ẩn tưởng chừng quen thuộc nhất của con tim và lý trí. Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn gửi tới bạn đọc tổng hợp một vài review được chia sẻ của các độc giả đã đọc sách, mời bạn xem review cảm nhận cuốn sách này!
Luận Về Yêu - Alain de Botton | Về Tình Yêu qua lăng kính Triết Học
Liệu trên đời tồn tại cái gọi là ‘định mệnh’? Hay chăng chỉ là những giả thuyết lãng mạn não ta thêu dệt nên để ràng buộc mình với đối phương? Phải chăng tình yêu chỉ là sự lý tưởng hóa về một linh hồn xa lạ, để ta trốn thoát sự sa đọa của bản thân? Ai mới là kẻ nên bị quy tội trước sự kết thúc của một mối tình?
Ngã vào lưới tình là ngã vào một mênh mông đại dương của hàng ngàn hàng vạn trăn trở. Từ giây phút nàng nói lời chào, tới buổi hẹn đầu tiên, hay cho tới tận khoảnh khắc chia biệt - tiến trình căn bản nhất của một cuộc tình được mổ xẻ, phân tích vô cùng chi tiết qua lăng kính triết học trong ‘Luận về yêu’.
Được miêu tả là ‘triết học của cuộc sống thường ngày’, các tác phẩm của triết gia, nhà văn Alain de Botton đã chứng minh triết học không đáng sợ như chúng ta nghĩ. Với lối viết hóm hỉnh nhưng cũng đầy chiêm nghiệm, tác giả thuật lại những tình huống trớ trêu mà ai từng yêu cũng đã ít nhất một lần gặp phải. Bởi lẽ đó, triết học trong ‘Luận vì yêu’ trở nên gần gũi, dễ tiếp cận, khiến độc giả dễ dàng bắt gặp mình trong các triết thuyết được nêu và phải ồ lên bất ngờ trước những lí giải mới mẻ về một sự việc tưởng chừng nhỏ nhặt trong tình yêu.
Cái hay của ‘Luận về yêu’ ở chỗ tác giả không chỉ đưa ra nhận định của bản thân về một vấn đề, sự kiện. Ở mỗi chương, ông lại khéo léo lồng ghép một triết thuyết nổi tiếng, sau đó đưa ra mối liên hệ tới chủ đề tình yêu. Chẳng hạn, luận điểm của triết gia Pascal (1623-1662) đã được nhắc tới như sau:
“... một lựa chọn mà bất kỳ người Kitô nào cũng phải đối mặt … giữa nỗi khiếp sợ về một vụ trụ không có Chúa và một sự thay thế sung sướng - nhưng xa vời hơn - là Chúa có tồn tại. Mặc dù khả năng thiên về Chúa không tồn tại, Pascal tranh cãi rằng đức tin tôn giáo vẫn có thể chính đáng bởi vì niềm hân hoan từ một khả năng nhỏ hơn cho đến nay vẫn đánh bại nỗi căm ghét trước một khả năng lớn hơn”. (Botton 2006)
Luận điểm trên được Botton ví von với các tình nhân trước những hoài nghi mang tính đe dọa tới mối quan hệ của họ và đối phương, rằng các cặp tình nhân “thà mạo hiểm sai nhưng được yêu còn hơn là hoài nghi và không có tình yêu”. Cách viết này vừa giúp đưa những kiến thức triết học tới độc giả một cách dễ dàng, thú vị nhất, vừa giúp họ nắm bắt được ngay cách vận dụng qua ví dụ về những tình huống quen thuộc.
Cuối cùng, cần phải nhắc lại rằng đây không phải là một tiểu thuyết tình cảm. Sẽ có nhiều trang độc giả phải dừng lại để suy xét, phân tích cùng tác giả. Nhưng nhìn chung, ‘Luận về yêu’ là một cuốn sách thú vị và đáng thử, bởi biết đâu, sau khi gấp cuốn sách lại, bạn sẽ nhìn tình yêu bằng một con mắt hoàn toàn khác.
Xin cho em này 4/5, kén người đọc nhưng đáng thử cực kỳ
Luận Về Yêu - Alain de Botton
Đánh giá cả nhân: 4.5
Đợt sau khi đọc "Chạy trời không khỏi đau" mình có một cú stress nặng và kèm theo đó là cảm giác không muốn đụng vào một cuốn sách nào, cho đến khi cầm quyển này lên và đọc một lèo.
Alain de Botton là tác giả viết về triết học hàng-ngày, tức là diễn giải những vấn đề bình thường theo góc nhìn triết học. Mình biết tới tác giả nhờ "Sự an ủi của Triết học", quyển sách đưa mình tới sách Triết haha mà mình đã cho 5 sao vào năm ngoái. Quyển này mình thấy dễ đọc hơn rất nhiều vì bạn có thể đọc nó như một quyển tiểu thuyết tình yêu đính kèm những lý giải triết học, hoặc có thể xem nó như một tiểu luận nghiên cứu tình yêu qua từng giai đoạn. Nó không khô khan, cũng chẳng quá trượt trong văn thơ, nó dừng ở giữa với những phân tích, lý giải hành vi vô cùng lý trí nhưng trái tim của "tôi" lại chọn hành động rất bản năng, rất "tình".
Mình thích quyển này vì mình có rất nhiều chỗ đồng cảm với tác giả. Tác giả dẫn mình đi từng cung bậc một của tình yêu, khi mà giác quan, cảm xúc lẫn lý trí của ta đều bị lu mờ và tác động bởi đối phương. Tác giả có thể biến những cảm xúc khi yêu thành những câu chữ sâu sắc khiến mình rất rất nhiều lần phải gật gù tâm đắc.
"Có lẽ, dễ khiến ta yêu nhất là những người mà chúng ta không biết gì."
"Sự khuếch tán mang theo niềm thân mật. Các ranh giới giữa chúng tôi không còn được kiểm soát gắt gao."
Lại là một quyển sách mình rất thích nhưng nếu bạn không thích đọc nonfiction thì mình không đề cử, nhưng nếu bạn có thể, và nhân một hôm cảm xúc lơ lửng, không có gì đặc biệt để làm, thì mình nghĩ quyển sách này là một hành trình bạn nên thử chọn.
Luận về yêu - Alain de Botton
Một quyển sách ngắn với cách chuyển ngữ mạch lạc khiến mình đọc thấy cũng dễ chịu về vấn đề nhạy cảm muôn thuở : Tình yêu.
Giọng điệu hài hước, nhẹ nhàng nhưng có chút bỡn cợt dẫn dắt người đọc qua một chuyện tình có điểm bắt đầu và kết thúc. Suốt quá trình từ khi nảy nở những cảm xúc rung động đến khi tan vỡ đến độ muốn tự xác được diễn giải dưới góc nhìn phân tích tâm lý như chính bản thân người đọc được mô phỏng và có hàng triệu dòng chữ chạy ngang qua phân tích từng chuyện, từng cảm xúc.
Quyển sách này không dạy về yêu đúng cách, cũng không nói tình yêu là như thế nào, chỉ là đặt ra một chuyện tình và phân tích nó dưới góc nhìn khoa học và lí trí hơn một chút. Cuối cùng nhận ra tình yêu là thứ không phải muốn có là được, và muốn tránh là có thể tránh, điên khùng, phức tạp và kì lạ, thứ tình cảm trần tục đưa con người đi từ cung bậc này qua cung bậc khác.
Điều đặc biệt là quyển sách này có thể đọc theo từng giai đoạn trong mục lục :
- Nếu vừa chia tay xong : 5 chương cuối.
- Chia tay và muốn tự sát : Chương 21.
- Trong mối quan hệ phức tạp và muốn dừng lại : Chương 17 trở về sau.
"Mặc dù tình yêu có thể kèm đau đớn và chắc chắn là thiếu khôn ngoan, người ta vẫn đâm đầu vào yêu. Nó vừa tất nhiên, vừa vô lý - và sự vô lý, thật không may, nằm ở chỗ không có lý do nào chống lại nó cả."
Nội dung như tên sách, bàn luận về tình yêu dưới góc nhìn của một triết gia. Thông qua câu chuyện của tác giả được kể với ngôi thứ nhất, ngoài mạch chính là sự diễn tiến trong mối quan hệ yêu đương; các học thuyết, phức cảm tình yêu được lồng ghép vào từng giai đoạn của cả một tiến trình từ gặp gỡ, phải lòng, yêu nhau rồi mâu thuẫn cuối cùng dẫn đến đổ vỡ. So với những tập truyện tình cảm mình vẫn đọc trước giờ, [Luận về yêu] đặc biệt cả về kết cấu và nội dung, với ai đang yêu mà cũng tự vấn hàng nghìn câu hỏi tại sao, có lẽ phần nào đó rất nhỏ sẽ được giải đáp khi đọc sách.
[Luận về yêu] không định nghĩa tình yêu, không chỉ cách yêu sao cho đúng, không vẽ nên một cái kết hẳn hoi nào cả. Như bao người khác, "tôi" trong sách khi bắt đầu yêu cũng thần thánh hoá định mệnh, còn tính toán cái xác suất ít ỏi vốn đơn giản chỉ là sự tình cờ mà cái chính yếu quyết định lại là cảm xúc - thứ khó hiểu và không thể giải thích được. Rồi cả những cảm giác về sự gắn bó, thân thuộc, sự lụi tàn dần dần của tình yêu, ti tỉ sự tiêu cực đến mức tự sát hoặc sự tự nhận định phẩm hạnh cao quý bản thân sau chia tay cũng được nhắc đến. Thú vị nhất là sách cũng đề cập cả chuyện khi yêu người ta thường "người tình trong mắt hoá Tây Thi", sự lý tưởng hoá - bạn nhìn thấy gì ở người ấy chứ không hẳn người ta có gì, việc chúng ta giãy nãy khi nhận không đủ yêu thương hoặc hành động giả tạo khi chìm trong tội lỗi mình không còn yêu người kia,... Mình bảo là "nhắc đến", chứ không phải là "lý giải" cho toàn bộ các vấn đề nảy sinh khi yêu, chẳng ai rành mạch về chủ đề này cả. Như "tôi" sau khi chia tay và tuyệt vọng với mối tình cùng Chloe, anh quả quyết chẳng thể yêu thêm lần nào. Vậy mà cho đến khi gặp Rachel khiến trái tim lần nữa rung động, chỉ là đến đây sách kết thúc.
Một đầu sách triết học về tình yêu dễ đọc, dễ ngấm. Mình thấy cách viết tác giả siêu đáng yêu từ khúc tính toán xác suất rồi cơ, tổng thế sách cũng hài hước, đọc cuốn vô cùng.
Tổng hợp: Thanh Nhã