Trong mê cung của những cuốn sách kinh điển, "Jane Eyre" của Charlotte Brontë nổi bật như một ngọn hải đăng soi sáng hành trình tìm kiếm bản ngã và tình yêu chân chính. Đây không chỉ là một câu chuyện đơn thuần về một mối tình lãng mạn hay một bức tranh về cuộc đời đầy sóng gió. "Jane Eyre" là bản giao hưởng của những cảm xúc, là lời ca về sự trưởng thành và là cuốn nhật ký tâm hồn sâu sắc.
Nhân vật nữ chính – Jane Eyre, một cô gái mồ côi nhỏ bé nhưng sở hữu một ý chí và nghị lực sống đáng kinh ngạc. Qua mỗi trang sách, chúng ta cùng cô đối mặt với những trắc trở và bất công của cuộc đời, dõi theo từng bước chân cô trong hành trình tự khám phá và định hình bản thân mình giữa một xã hội nặng nề định kiến và hạn chế.
Charlotte Brontë đã tạo nên một kỳ tích trong lịch sử văn học khi cho ra đời "Jane Eyre" – một tác phẩm tiên phong, đặt nền móng cho sự phát triển của tiểu thuyết hiện đại. Qua lăng kính của Jane, chúng ta thấy được một thế giới đầy rẫy những cảm xúc phức tạp và những suy tư sâu sắc về đạo đức và tâm linh, được xây dựng từ góc nhìn thứ nhất, một phong cách mà sau này đã trở thành cảm hứng cho nhiều nhà văn lớn.
"Jane Eyre" không chỉ là một tác phẩm để đọc; nó là một tác phẩm để cảm nhận, để suy ngẫm và để học hỏi. Nếu bạn đang tìm kiếm nguồn cảm hứng để vượt qua khó khăn, một câu chuyện tình yêu lay động trái tim, hoặc đơn giản là muốn tận hưởng một tác phẩm văn học xuất sắc, thì "Jane Eyre" chắc chắn là một lựa chọn không thể bỏ qua. Đặt nó ngay vào danh sách "Want-to-read" của bạn và để Jane Eyre cùng bạn đi qua những con đường đời – bạn sẽ không chỉ tìm thấy ở đó những thông điệp nhân văn mà còn là những bài học về sự kiên cường và tự trọng.
Tác giả: Charlotte Bronte
Dịch giả: Trịnh Y Thư
Nhà xuất bản: Văn học
Nhà phát hành: Nhã Nam
Số trang: 540
Giá bìa: 179.000đ
Đặt sách online giá rẻ ‘Jane Eyre’ tại nhà sách trực tuyến Pibook.vn giảm từ 30% giá bìa
Mỗi trang sách là một bước chân của Jane trên hành trình đầy gian nan, nơi cô khắc họa rõ nét hình ảnh của một người phụ nữ kiên cường, tự lập giữa bão tố của cuộc đời. "Jane Eyre" không chỉ là cuốn tiểu thuyết - đó là một bản khải hoàn ca về sức mạnh nội tại và khát vọng tự do của con người. Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn gởi tới bạn đọc một vài chia sẻ cảm nhận của đọc giả khi đọc tác phẩm này, mời bạn xem chi tiết các review sách bên dưới!
Jane Eyre - Charlotte Bronte
Đánh giá cá nhân: 4.5/5 I love this book so much.
Sau Kiêu Hãnh và Định Kiến thì Jane Eyre chắc chắn có mặt trong top sách kinh điển yêu thích nhất của tớ!
Charlotte Bronte đã mang cho độc giả góc nhìn mới mẻ của văn chương. Đó là hình tượng người phụ nữ độc lập, làm chủ cuộc đời mình mà không cần dựa dẫm vào bất kỳ người đàn ông nào qua việc khắc hoạ nhân vật Jane Eyre.
Nếu như ngày xưa, người ta xét “chuẩn mực” tối thiểu của phụ nữ là phải lấy được chồng giàu, cũng như đánh giá tài năng của họ qua vai trò của người vợ và người mẹ, thì Jane Eyre đã vượt qua khuôn khổ đó. Cô đi tìm kiếm một sự đấu tranh bình đẳng, mà sự “đấu tranh bình đẳng” ấy đã thể hiện rõ ở tính cách cũng như cá tính của Jane Eyre khi cô còn là một đứa trẻ, cô có khát vọng tự do và yêu lao động, muốn dùng sức lao động của mình để tự lập sinh sống chứ không chịu ngồi im xơi bát vàng hay tìm kiếm vị thế dựa vào tấm chồng.
Tác phẩm kinh điển này cũng tái hiện một tư tưởng nhân văn và nữ quyền mạnh mẽ qua mối tình của cô gia sư Jane Eyre và ông chủ Rochester. Charlotte Bronte đã xây dựng lên một hình ảnh ông Rochester chẳng đẹp trai hoàn hảo hay mang vẻ soái ca và giàu nứt đố đổ vách như ngài Darcy trong Kiêu Hãnh và Định Kiến, ngược lại ông còn mang vẻ thô kệch đến độ Jane Eyre còn thẳng thừng nhận xét là ông “không đẹp”, nhưng cô gia sư ấy vẫn yêu người đàn ông này bởi nhân cách “dở dở ương ương” và ánh mắt cháy bỏng khi Rochester nhìn cô. Thậm chí, Jane Eyre còn từ chối những bộ váy áo đẹp hay những chuỗi ngọc trai đắt tiền mà ông Rochester mua tặng, bởi cô không muốn trở thành một người phụ nữ dựa vào địa vị của ông chủ mình mà cô “chỉ muốn đầu óc được thanh thản, không phải nghĩa nhiều đến chuyện đền đáp”. Cô vẫn muốn tiếp tục “công việc gia sư để trả phí ăn ở” và tự mua sắm quần áo cho mình mà “không nhận gì” từ ông Rochester. Đó là tư tưởng của người phụ nữ tự làm chủ và cũng là điều mà tớ đánh giá cao ở Jane Eyre.
Điểm tớ ưng ở tác phẩm Jane Eyre nữa đó chính là ngòi bút miêu tả cảnh của Charlotte Bronte thật sự rất gợi cảm và giàu cảm xúc cũng như hình ảnh. Lần đầu tiên (ít nhất là cho tới thời điểm này) tớ đọc được một tác phẩm kinh điển mà có sự miêu tả cảnh chăm chút như thế, Jane Eyre đã khơi gợi ra trong tâm trí người đọc những bức phông nền đầy màu sắc của cỏ cây hoa lá vào mùa xuân, của những cơn gió mùa hè, bầu trời trong xanh của mùa thu và những đụn tuyết lạnh giá khi mùa đông tới.
Nhìn chung tớ thực sự ấn tượng với ngòi bút của Charlotte Bronte, cứ ngại ngần đọc kinh điển vì sợ khó hiểu, cơ mà đọc rồi lại thấy tiếc “biết thế đọc sớm hơn”. Tuy nhiên dù thích Jane Eyre cỡ nào thì đôi khi tớ cũng hơi khó chịu với nhân vật này, cô ấy quá độc lập và đôi khi sự độc lập và mạnh mẽ của Jane Eyre đã dẫn tới sự cứng nhắc vô cùng ở con người cô. Nhưng dù sao, để xét về mạch truyện và hình tượng của nữ chính, về tổng thể thì tớ rất ưng. Nhất là tư tưởng nữ quyền của tác giả nhà văn Charlotte Bronte.
Dịch ổn, ngôn từ chăm chút cẩn thận, tuy nhiên vẫn còn hai, ba chỗ sai chính tả thì phải. Mạch truyện của Jane Eyre chậm rãi nên những bạn thiếu kiên nhẫn cứ chuẩn bị tinh thần. Nhưng nhìn chung tớ đánh giá cao tác phẩm này, không nghĩ sẽ đọc hết trong một ngày đâu, mà đoán xem, cuốn quá nên một mạch hết luôn 540 trang. Highly recommend cho bạn nào còn ngần ngại chưa đọc Jane Eyre nhé.
Ngoài lề một chút, nhiều bạn cứ hỏi nên đọc Kiêu Hãnh và Định Kiến trước hay Jane Eyre trước thì theo ý kiến (vô cùng) chủ quan thì tớ thấy đọc cuốn nào trước cũng được, vì đều hay cả. Tuy nhiên không thể so sánh hai câu chuyện này với nhau, bởi dù cùng mang mác “kinh điển” và cùng lấy nền chính là câu chuyện tình yêu lãng mạn, nhưng tư tưởng của Kiêu Hãnh và Định Kiến với Jane Eyre lại hoàn toàn khác nhau, giọng văn khác, ngôn từ khác mà nội dung thì đương nhiên quá khác rồi. Nhưng tóm gọn lại là nên đọc cả hai nhé, vì cuốn nào cũng có cái hay riêng của mình.
“Em có thể sống một mình, nếu như lòng tự tôn và hoàn cảnh buộc em phải làm thế. Em không cần phải bán linh hồn mình để được hạnh phúc. Em có một báu vật dành riêng cho em từ khi em sinh ra, nó khiến em tồn tại ngay cả khi những thú vui khác bị tước mất, hay khi em phải trả một cái giá quá sức mình để có được chúng.”
Jane Eyre – Charlotte Bronte
Đánh gái cá nhân: 9.5/10
“Nhà văn đã cầm lấy tay chúng ta, dắt chúng ta theo con đường của bà, bắt chúng ta phải nhìn thấy những gì bà thấy, không bao giờ rời chúng ta nửa bước hay cho phép chúng ta quên mất sự hiện diện của bà. Cuối cùng, chúng ta càng lúc càng đắm chìm trong tài năng, sự mãnh liệt, sự phẫn nộ của Charlotte Bronte.” - (Virginia Woolf)
Jane Eyre là một trong những tác phẩm bất hủ của nền văn học nhân loại, được viết bởi Charlotte Bronte - chị cả của bộ ba Bronte lừng danh. (Charlotte với “Jane Eyre”, Emily với “Đồi Gió Hú” và Anne với “Người Tá Điền Đồi Wildfell”).
Charlotte Bronte đã mang cho độc giả góc nhìn mới mẻ của văn chương. Đó là hình tượng người phụ nữ độc lập, làm chủ cuộc đời mình mà không cần dựa dẫm vào bất kỳ người đàn ông nào qua việc khắc hoạ nhân vật Jane Eyre.
Jane Eyre là ai? Cô là một cô gái mồ côi cha mẹ từ khi còn chưa đủ trí khôn để nhận biết cha mẹ của mình là ai. Cha cô là một mục sư nghèo còn mẹ cô lại là một tiểu thư trong một gia đình danh giá. Mồ côi cha mẹ, Jane phải sống với bác mình là bà Reed, một người đàn bà tàn nhẫn, ác độc luôn ghét Jane Eyre. Cuộc sống của cô trong mười năm đầu như địa ngục, luôn bị đối xử tàn độc và chỉ có mình chị hầu Bessie là quan tâm đến cô.
Đến năm lên mười, Jane được gửi vào một trường từ thiện tên là Lowood, điều hành bởi một mục sư ác độc là ông Brocklehurst, người luôn bắt các nữ sinh phải theo một chế độ khắc nghiệt, bắt phải ăn những thức ăn mà họ chả nuốt nỗi, phải ăn mặc, tóc tai theo quy định hà khắc, thậm chí tóc xoăn tự nhiên cũng không được chấp nhận. Ở Lowood, cô gặp Helen Burns, một người chị thông minh tin vào Chúa và luôn nhẫn nhịn, rồi cũng bỏ thế gian mà đi ở tuổi mười ba. Trong những năm ở Lowood, Jane Eyre là một học sinh ưu tú, sáu năm là học sinh và hai năm làm giáo viên. Nhưng rồi, cô nhận ra cuộc sống không thể cứ bó hẹp trong một môi trường mãi, Jane quyết định nghỉ việc ở Lowood và đến làm gia sư cho một cô bé người Pháp Adèle Varens, một cô bé dễ thương, hay làm điệu và coi cô như một người bạn. Từ đó, cuộc đời cô chuyển sang trang mới. Cô gặp ông chủ dinh thự Thornfield nơi cô dạy thêm và đem lòng yêu ông, bắt đầu cho những nốt nhạc thăng trầm trong đời Jane sau này.
Vào thời kỳ Victoria ngày xưa, người ta chỉ đánh giá tài năng của người phụ nữ qua vai trò làm vợ và làm mẹ, và người phụ nữ chỉ cần lấy một người chồng thật tốt chứ không cần phải có học vấn quá cao làm gì. Tuy nhiên, nhân vật Jane Eyre trong tiểu thuyết cùng tên đã chứng minh điều ngược lại. Khao khát đấu tranh cho việc bình đẳng giới của cô được thể hiện qua cử chỉ và hành động của cô ngay từ thời còn nhỏ. Jane là một người yêu lao động, có tri thức và luôn muốn tự mình nuôi sống bản thân chứ không dựa vào chồng. Dù Jane yêu ông Rochester và ông ấy cũng yêu cô, nhưng Jane luôn từ chối những món đồ đắt tiền ông Rochester tặng và tiếp tục làm nghề gia sư để chi trả cho cuộc sống. Jane là một người thẳng thắn, không dám sợ bất cứ ai và luôn nói ra những suy nghĩ, quan điểm của mình. Cá tính của cô được thể hiện qua nhiều câu nói bất hủ và đắt giá trong văn học:
“Tôi không phải là chim; và không lưới bẫy nào chụp bắt được tôi, tôi là con người tự do với ý chí độc lập, và với ý chí đó tôi sẽ rời xa ông.”
“Phụ nữ thường được xem là điềm tĩnh, nhưng cảm xúc của họ có khác gì đàn ông đâu. Họ cần rèn luyện những năng lực của bản thân và họ cần môi trường để thực hiện hoài bão y như các đấng mày râu. Họ khốn khổ vì sự kiểm soát quá đỗi cứng nhắc, sự giam hãm quá độc đoán. Đàn ông mà rơi vào hoàn cảnh của họ cũng khốn khổ như thế mà thôi. Và nếu những đồng loại được ưu đãi hơn ấy bảo họ nên tự giới hạn mình trong những công việc bếp núc, may vá, chơi đàn hoặc thêu thùa thì quả là hẹp hòi. Còn những kẻ chỉ trích hoặc chê cười họ khi họ tìm cách học hỏi hoặc làm nhiều điều hơn những gì mà tập quán xưa nay vẫn bảo là cần thiết với giới tính của họ thì quả là ích kỷ.”
Ngày nay, dưới luồng sáng của “nữ quyền luận” trong văn học, người ta đọc Jane Eyre với con mắt mới mẻ hơn và có thể cảm thông trọn vẹn hơn về đường lối tác giả quyết liệt đặt lại vai trò người phụ nữ, cố tẩy xóa những định kiến bất công và lỗi thời. Kết quả là sự thông hiểu có sắc thái hơn về bản chất những nghịch lí trong tác phẩm, vốn là một tổng hợp gò ép khó hòa giải giữa sự nổi loạn của tâm hồn đối với xã hội và tinh thần bảo thủ tôn giáo.
Một cách khác để thấu hiểu cấu trúc của Jane Eyre là nhìn nó dưới góc độ câu chuyện của một con người bình thường đi kiếm tìm hạnh phúc, và trong lúc kiếm tìm phải luôn luôn giữ thế cân bằng giữa hai đối lực rất khó hòa giải là luân lí và bản năng. Jane là một cô gái bình thường, bất hạnh, lại không có nhan sắc. Thế nhưng, nhờ vào trí óc thông minh cộng thêm ý chí mạnh mẽ, Jane đã vượt qua bao nghịch cảnh để đạt đến hạnh phúc. Phải chăng đấy là cái tinh thần sống và muốn sống như con người, cái "human spirit" mà muôn đời được ca tụng ? Sống như một con người nghĩa là sống như một cá nhân với tất cả giá trị và tình thương cá nhân đó xứng đáng thừa hưởng. (Theo dịch giả Trịnh Y Thư - NXB Nhã Nam)
Tổng hợp: Minh Ngọc