Trong một thế giới mà cái đẹp thường bị hiểu lầm qua lăng kính của cái nhìn đầu tiên, cuốn tiểu thuyết "Hòn Đá Mù" của Natalie Haynes mở ra một chân trời mới, nơi vẻ đẹp được khám phá qua những câu chuyện chưa kể của Medusa và các chị gái. Khác biệt so với những hình ảnh quái vật tóc rắn quen thuộc, cuốn sách này hé lộ một Medusa đầy chiều sâu, một người phụ nữ với quá khứ phức tạp và những mối quan hệ đầy tình thương mà chúng ta hiếm khi được thấy.
Qua lăng kính của các nhân vật phụ nữ trong gia đình Gorgon, Haynes xây dựng một câu chuyện về sự chăm sóc và tình thân ái mà Medusa nhận được từ hai người chị của mình, Euryale và Sthenno. Cả hai không chỉ là những người bảo vệ mà còn là những người nuôi dưỡng tình yêu thương trong hoàn cảnh tưởng chừng chỉ có sự ghẻ lạnh và sợ hãi. Tác phẩm này không chỉ là một bản anh hùng ca của những nhân vật bị hiểu lầm mà còn là một bài ca về vẻ đẹp thực sự, nơi sự quan tâm và chăm sóc lên ngôi trên mọi sắc đẹp hình thức.
"Hòn đá mù – Medusa những chuyện chưa kể " không chỉ là một cuốn sách; đó là một cuộc hành trình khám phá lại các giá trị cốt lõi của cái đẹp và sức mạnh của câu chuyện kể. Natalie Haynes, với bút pháp tinh tế và sâu sắc, đã mời gọi chúng ta nhìn lại những gì chúng ta cho là quái vật, và thay vào đó, khám phá ra sự thật phức tạp và đầy cảm hứng của những nhân vật thần thoại này.
Tác giả: Natalie Haynes
Dịch giả: Jack Frogg
Nhà xuất bản: Dân Trí
Nhà phát hành: (Bloom) AZ Việt Nam
Số trang: 296
Phát hành: 2024
Giá bìa: 159.000đ
Mua tiểu thuyết giả tưởng ‘Hòn đá mù’ tại Nhà sách online Pibook.vn tiết kiệm từ 30% giá bìa. Đặt ngay!
Trong màn đêm của những huyền thoại cổ xưa, "Hòn Đá Mù" của Natalie Haynes đã phá vỡ mọi khuôn mẫu để chiếu sáng lên một Medusa khác biệt, một nàng quái vật tóc rắn với trái tim và câu chuyện đầy xúc động. Cuốn sách này không chỉ tái hiện lại một biểu tượng mà còn khám phá sâu sắc vào những mối quan hệ thân thiết, những nỗi đau và niềm vui mà Medusa đã trải qua. Bằng cách đặt câu hỏi về bản chất của cái đẹp và quái vật, Haynes đã tạo ra một tác phẩm làm rung động lòng người và thách thức mọi suy nghĩ trước đây về những hình ảnh kinh điển. Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn gửi tới bạn đọc tổng hợp một vài chia sẻ của độc giả về cuốn sách này, mời bạn tham khảo!
Review Hòn đá mù – Medusa những chuyện chưa kể
Có lẽ, ai cũng biết rằng:
Medusa - người phụ nữ tóc rắn có thể hoá đá kẻ đối diện chỉ với một cái nhìn, vốn là một Cordon, con của Phorcys. Medusa có hai chị gái khác là Stheno và Euryale. Nàng là người xinh đẹp nhất trong cả ba, mãi đến khi bị Athena nguyền rủa và biến thành hình dạng quái vật, để rồi sau đó chết dưới lưỡi kiếm của Perseus.
Nhưng, cuốn sách này sẽ hé lộ một góc nhìn mới, chi tiết hơn, toàn diện hơn về Medusa, từ ngày nàng sinh ra cho đến khi lìa đời. Và rất có thể, bạn chưa biết câu chuyện này đâu. Hãy lưu ý, trong tác phẩm của Natalie Haynes:
Medusa không phải quái vật độc ác.
Perseus không phải anh hùng chính nghĩa.
Các vị thần không phải lúc nào cũng đứng về lẽ phải. Họ tham lam. Họ ích kỷ. Họ vô lý, họ đầy thói hư tật xấu. Họ làm người khác đau khổ và nghĩ đó chẳng phải là chuyện gì to tát.
Họ cứ để đứa con phàm trần của mình giết bao người vô tội và chỉ ngăn hắn lại khi được một vị thần khác cảnh báo.
Cùng là con của Phorcys, nhưng Medusa không giống các chị em của mình. Trừ đôi cánh ra, nàng có đủ mọi đặc điểm của người phàm. Nàng có nhan sắc khiến thần biển cả nhớ thương, để rồi về sau, nó cũng là nguồn cơn của mọi bi kịch đời nàng.
Natalie Haynes viết về gia đình rất cảm động. Tôi nhớ những ngày đầu tiên Stheno và Euryale (những Cordon hùng mạnh, với tóc là những con rắn trước cả khi Medusa của họ bị nguyền rủa) lóng ngóng chăm sóc cho cô em gái nhỏ xíu. Họ đã bao giờ phải chăm sóc cho phàm nhân yếu ớt, vậy nên với Medusa, hai người phải học lại tất cả mọi thứ từ đầu. Họ phải học cách quen với cơ thể dễ tổn thương của em gái - không như họ, có vảy và móng vuốt cứng cáp, chẳng hề biết đau. Họ phải học cách nấu đồ ăn của con người. Và họ học cách yêu thương, đồng thời chấp nhận yêu thương.
“Nàng biết, đó là tình yêu. Và nàng đã yêu thương người khác dù không muốn vậy.”
Và thì, quái vật được định nghĩa như thế nào? Tại sao người ta có thể gọi một ai đó, một sinh vật nào đó, là quái vật và cho rằng việc kết liễu họ là chiến công, dù họ chẳng hại gì ai và chỉ muốn sống tốt đời mình? Đây là một quan điểm tương đối ấn tượng mà Natalie Haynes truyền tải qua cuộc đối thoại giữa Hermes và Perseus. Và tôi nghĩ, đứa con rơi của thần Zeus này, hắn ta mù quáng và ngu dốt đến độ đòi tước đoạt một sinh mệnh dù chưa biết hình hài Cordon là thế nào, và vì sao họ lại phải chết vì hắn muốn thế?
Trong phạm vi tác phẩm, Perseus thật sự là nhân vật tôi rất ghét. Và đúng ra, hắn không phải anh hùng. Hắn yếu đuối, sĩ diện, chỉ biết đòi hỏi sự trợ giúp và không thể tự mình làm bất cứ điều gì mà không có các vị thần cầm tay chỉ bảo. Perseus lấy lý do cứu mẹ khỏi hôn sự với nhà vua mà chấp nhận thử thách, đi chặt một cái đầu Cordon. Nhưng vì sao một Cordon phải chết chỉ vì hắn không muốn ông vua kia cười chê mình? Như các Craiai từng nói, những kẻ như Perseus nghĩ vấn đề của mình là vấn đề của tất cả mọi người, và khi người ta không giúp hắn thì hắn bắt đầu khó chịu. Tôi ghét Perseus trong này đến mức, nếu hắn là một nhân vật thời hiện đại, tôi sẽ viết đơn trình báo lên chính quyền phải có biện pháp giám sát hắn, kẻo hắn lại đi gây hại cho những người vô tội. Perseus nghĩ rất ngắn - và ấy là cái nguy hiểm nhất. Có người bất đồng ý kiến - giết là xong. Có người từ chối giúp đỡ mình - giết là xong. Hắn bỏ qua đạo đức, bỏ qua tư cách làm người, hắn khát máu, đần độn ly như Athena và Medusa nhận định). Hắn chẳng phải là anh hùng gì hết.
Thần thoại mà Natalie Haynes viết lại khác hoàn toàn với phiên bản thần thoại phổ biến mà tôi từng đọc. Tất nhiên, tôi chọn cách đọc cuốn sách này như đọc một tác phẩm độc lập, vì dù có mở ra một góc nhìn mới, thì nó vẫn là một câu chuyện được viết lại. Cuốn này có cách kể rất hay, các góc nhìn được thay đổi liên tục, lắm khi chẳng biết câu chuyện sẽ đi đến đâu, do vậy người đọc phải ngồi lại để đọc cho kì hết.
Và sau khi đọc xong, tôi tự hỏi.
Các chị của Medusa sẽ ra sao. Bởi sau khi học cách yêu, họ còn phải học cách đón nhận mất mát và sự tuyệt vọng nữa. Mà họ là những Corgon hùng mạnh. Họ bất tử. Vậy nên rất có thể, nỗi đau sẽ trường tồn cùng tâm trí họ.
Mẹ Medusa đã nghĩ gì vào lúc ấy.
Các Craiai tội nghiệp sẽ sống tiếp thế nào. Họ đâu làm gì mà phải nhận kết quả mà Perseus gây ra.
Và rồi cuối cùng, thời gian qua đi, tất cả những gì còn lại chỉ là bức tượng, những lời truyền miệng. Mọi khổ đau, ký ức, mọi hạnh phúc trên đời, đều bị chôn vùi ở một nơi mà ta sẽ không bao giờ tìm thấy. Nhưng niềm xúc động của tôi khi đọc xong cuốn sách này, hẵng còn tươi mới như ngày hôm nay.
Quả thật là một câu chuyện đẹp như thơ, hay như thơ, đau như thơ, dẫu chưa hẳn là thần thoại.
Tổng hợp: Thanh Nhã