Trong cuốn sách "Hai mặt của gia đình" của Choi KwangHuyn, một nhà tâm lý học nổi tiếng của Hàn Quốc, mở ra một cuộc hành trình sâu sắc vào lòng của mỗi gia đình, nơi cảm xúc và khoảng cách cùng tồn tại. Tại sao chúng ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi ở bên cạnh những người thân yêu nhất? Tại sao những tổn thương từ gia đình mà chúng ta sinh ra lại lặp lại trong gia đình mà chúng ta đang xây dựng?
Choi Kwanghuyn không chỉ chỉ ra rằng gia đình là nơi nuôi dưỡng sức mạnh mà còn là mảnh đất màu mỡ cho các mâu thuẫn. Qua những câu chuyện thực tế của nhiều gia đình khác nhau, sách khám phá sự phức tạp của các mối quan hệ gia đình, từ ngoại tình, nghiện ngập, cho đến việc chọn lựa bạn đời và cách chúng ta không hề ý thức được đang chuyển giao nỗi đau của mình cho những người xung quanh. Mỗi trang sách không chỉ là sự khám phá về những khái niệm tâm lý phức tạp mà còn là một lời mời gọi để chúng ta hiểu sâu hơn, chấp nhận và chữa lành những vết thương lòng từ chính gia đình mình.
"Hai mặt của gia đình" là một tác phẩm đầy cảm thông, cung cấp những cái nhìn mới mẻ và sâu sắc về những vấn đề tâm lý phổ biến nhưng ít được nói đến, mở ra cánh cửa để chúng ta tìm thấy sự bình yên trong chính mái ấm của mình.
Tác giả: Choi KwangHuyn
Dịch giả: Minh Thùy
Nhà xuất bản: Nxb Thanh Niên
Nhà phát hành: AZ Việt Nam
Số trang: 290
Phát hành: 2020
Giá bìa: 98.000đ
Đặt sách online ‘Hai mặt của gia đình’ tại Nhà sách Pibook.vn giảm từ 30% giá bìa. Mua ngay!
Trong cuộc sống gia đình, không phải lúc nào cũng chỉ có những khoảnh khắc ấm áp và hạnh phúc; sự thật là, mỗi gia đình đều ẩn chứa những bí mật và xung đột riêng. "Hai Mặt của Gia Đình" của Choi KwangHuyn mở ra một góc nhìn thấu đáo về cách mà những tổn thương và yêu thương trong gia đình có thể hình thành và ảnh hưởng lẫn nhau. Đây là một cuốn sách không chỉ làm sáng tỏ những mâu thuẫn tinh vi mà còn đề xuất các phương thức để hòa giải và chữa lành. Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn gởi tới bạn đọc tổng hợp một vài review sách của độc giả, mời bạn tham khảo bên dưới!
Khoa vô tình biết đến cuốn sách này ở một quán cà phê xinh đẹp và lúc ấy Khoa nghĩ đó là một cuốn truyện, đọc vài trang đầu và thông tin tác giả mới biết đây là một cuốn sách tâm lý học dưới hình thức truyện kể gia đình – một dạng sách kiến thức mà Khoa nghĩ sẽ dễ tiếp cận với đại đa số bạn đọc để có thể hiểu, nhắc nhở bản thân và áp dụng. Đây chính là thể loại sách tâm lý mà Khoa thích đọc, chúng ta không cần phải nhớ tên gọi của các thuật ngữ, chúng ta đơn giản là tìm thấy bản thân mình trong đó là đủ - tác giả làm được điều đó với khả năng văn chương mượt mà cùng các ví dụ thực tế và thậm chí là câu chuyện của chính gia đình bản thân tác giả.
“Hai mặt của gia đình” tiếp cận chủ đề với việc nói lên tầm quan trọng của việc các thành viên trong gia đình hiểu những tổn thương trong quá khứ của chính bản thân mình và các thành viên khác đã trải qua bởi con người có xu hướng tìm kiếm và tạo ra một môi trường giống nhất với môi trường bản thân đã trưởng thành. Một trong những điều Khoa dành sự tôn trọng cho tác giả chính là việc ông dũng cảm đánh giá về tình huống của gia đình của ông - một chuyên gia tư vấn tâm lý gia đình – theo Khoa nghĩ, việc nhìn ra và chấp nhận vấn đề đang tồn tại chính là bước đầu quan trọng nhất trong việc vượt qua chúng.
Cuốn sách đặt ra và trả lời những câu hỏi như một người luôn vùi đầu vào công việc thì có phải anh ta không yêu thương gia đình? Một người yêu thương gia đình hết mực thì vì sao vẫn có khả năng ngoại tình? Nguyên nhân của việc nghiện thủ dâm và rủi ro thú vị nhất của quan hệ trước hôn nhân là gì? Hay những câu nói kinh điển: “Vì con nên mẹ mới chịu đựng và không chia tay bố” và “chuyện đó con không cần quan tâm đâu, để ba mẹ lo, đừng hỏi tới” – đây là trải nghiệm có lẽ chính Khoa cũng không thể quên được những năm tháng tuổi trẻ, luôn có những bí mật được giấu kín mà “Với thế hệ đầu, bí mật ấy là điều không thể diễn tả thành lời, còn với thế hệ tiếp theo bí mật ấy lại là điều không thể gọi tên”. Những người trải qua điều nay hay thích làm mentor, hay đi chia sẻ.
Hãy tưởng tượng chúng ta là những du khách được Choi Kwanghyun dẫn đi tham quan thế giới phức tạp của Gia đình với các hình mẫu rất quen thuộc cùng nguyên nhân của chúng, từ hiện tượng bố mẹ cư xử thiên vị giữa những đứa con, đến những người bạn khi gặp khó khăn họ luôn ngang bướng muốn tự xử lý mà không dựa dẫm vào ai cả, rồi xu hướng Tìm phi công và Lái máy bay rất phổ biến hiện nay và chắc hẳn đâu đó mọi người thường có một người bạn luôn gặp bất hạnh trong vấn đề tình cảm dù dưới góc nhìn chúng ta nó hoàn hảo đến phi lý.
Đằng sau những câu chuyện, tác giả cũng đề xuất một số giải pháp giúp cho chúng ta có thể tự nhắc nhở bản thân mình những cảm xúc rất thật và dần dần vượt qua nó. Những phương pháp từ cách tương tác giữa hai vợ chồng, cách xây dựng sự công nhận lẫn nhau và quan trọng nhất là cách để tránh hiện tượng “rối loạn lưỡng cực” trong chính cuộc sống vợ chồng. Sau đó, phần Khoa thấy thú vị nhất là những gợi ý về cách chơi đùa và chăm sóc cho con trẻ nhất là những năm đầu đời, cách phản ứng với những phát hiện “vô tri” của bé, cách để từ chối đáp ứng ham muốn của trẻ một cách khéo léo cùng chiến thuật thắng – thua đúng lúc và tôn trọng sự riêng tư của con cái trong nhiều mặt.
Còn rất nhiều những ví dụ, những hiện tượng tâm lý cùng giải pháp của chúng trong một cuốn sách nhỏ nhắn mà Khoa nghĩ là ai cũng nên đọc qua một lần, và tuyệt vời hơn nữa là mỗi người trong gia đình đều đọc, cùng thảo luận và nhắc nhở nhau về những điều rất thật tận sâu bên trong mỗi người bởi “Tình yêu được truyền đi qua những cuộc trò chuyện và những cái ôm, chứ không phải qua tâm hồn mà mọi người hãy tự mà hiểu”. Cuốn sách đáng đọc, để trước nhất là hiểu mình và sau đó là hiểu người chúng ta yêu thương.
Có tốt thì có xấu. Có trắng thì có đen. Đó là quy luật cân bằng của vũ trụ. Và gia đình cũng không ngoại lệ: vừa là nơi sinh ra yêu thương, vừa là nơi tổn thương hình thành.
Nói một cách khách quan thì đó là những bài học mà những người ở trong cùng một gia đình cần phải học. Thông qua những bất đồng trong tư duy, những cảm xúc lấn cấn trong lòng, mỗi cá thể tự tách mình ra khỏi nghĩ-cảm để nhìn thấy, rồi từ đó tìm giải pháp để hoàn thiện bài học, nhận thông điệp cho mình.
Trước lúc đọc quyển “Hai mặt của gia đình”, mình đã có suy nghĩ sẽ rủ rê mọi người ngồi xuống viết về những tổn thương trong gia đình của mỗi người. Vì mình nhận ra những tính cách, nỗi lo sợ, sự đề phòng của mỗi chúng ta đều xuất phát từ môi trường đầu tiên là gia đình.
Tốt hay xấu, mình không bàn. Mình chỉ cần tổn thương của mỗi người lắng nghe và hiểu. Bởi khi trong gia đình, người thân không thể nói và cũng không thể lắng nghe, thế nên mới có bác sĩ tâm lí, tham vấn bằng cách trò chuyện với trẻ em/người vợ/người chồng như một người bạn đáng tin cậy.
Mình muốn cùng viết, để mình và người đó được chia sẻ với nhau. Chân thật, không giấu diếm.
Quyển sách mở ra cho mình thật nhiều phát hiện phù hợp với thời đại, mang đến cho mình một công cụ để nhìn nhận vấn đề trong gia đình với cái nhìn lạc quan hơn. Mình chắc chắn mọi người nếu đọc quyển sách này cũng sẽ bắt gặp bản thân đâu đó trong vài trường hợp, hoặc có khi là cả quyển sách.
Người chồng, người vợ học cách làm phụ huynh. Có một đứa con hay hai đứa con thì kinh nghiệm vẫn là không đủ. Người con cũng học cách lớn lên trong một mái ấm nhỏ, lúc được cưng chiều, lúc bị la mắng, nên tâm trạng cũng lên xuống ít nhiều.
Điểm sáng là giờ đây đã có những quyển sách như “Hai mặt của gia đình”. Nhìn nhận thực tế, có sự trải nghiệm và thấu hiểu nên đưa ra được những giải pháp hiệu quả. Nhưng sách vẫn chỉ là sách nên hành động vẫn là lựa chọn của mỗi người. Và mình thấy vui khi mình có thêm công cụ để tham khảo mà sử dụng. Hy vọng sắp tới rủ được ai đó viết cùng và không ngần ngại bộc bạch ít nhất một tổn thương về gia đình của bản thân lên trang giấy.
Và đó là lúc mà mình có thêm một người bạn cùng mình mở trái tim, mở trí óc để tiếp cận và xoa dịu tổn thương mà mỗi người đã mang theo quá lâu.
Thừa nhận tổn thương càng sớm, vết thương trong tim sẽ bớt đau.
Tổng hợp: Minh Ngọc