Review sách Tro tàn của Angela - Frank McCourt


Review Sách | 28/12/2023 23:25| Minh Ngọc

Lượt xem: 490

‘Tro tàn của Angela’ - Ký ức đầy nước mắt và tiếng cười

"Tro tàn của Angela" không chỉ là một hồi ký - nó là một chứng nhân sống động của sức mạnh phi thường của tình yêu thương và ý chí vươn lên. Frank McCourt, với giọng văn hóm hỉnh và đầy tình người, mời chúng ta bước vào thế giới của ông - một thế giới nơi tuổi thơ dường như đã bị cướp mất bởi cảnh nghèo khổ và bất hạnh. Angela, người mẹ can đảm mang tên trên trang bìa, là hình ảnh nguyên mẫu của sự hi sinh, dẫn dắt gia đình qua biển khổ của bệnh tật và nghèo đói. Cuốn sách không chỉ kể về những tháng ngày gia đình McCourt phải đi xin ăn, nhặt nhạnh từng bữa ăn, mà còn về sự trưởng thành của các con trong gia đình, với bối cảnh là khu ổ chuột Limerick của Ireland và sau đó là Brooklyn, New York.

Frank McCourt không chỉ là người kể chuyện của chính mình, mà còn là giọng nói cho những đứa trẻ lớn lên trong "văn hóa đói nghèo", nơi mỗi ngày là một cuộc chiến sinh tồn, và mỗi bài học cuộc sống là một bước đi vững chãi hơn trên con đường trưởng thành. "Tro tàn của Angela" là một bản anh hùng ca về lòng bao dung và khát khao sống, kể về một gia đình nhập cư đã chiến đấu không chỉ để tồn tại trên đất Mỹ xa xôi mà còn để tìm lại chính mình giữa những rối ren của quê hương.

Review sách Tro tàn của Angela

Đây không chỉ là cuốn sách, đó là một trải nghiệm cuộc sống, một bài học về việc đón nhận và vượt qua gian khổ, và một câu chuyện về việc xây dựng đức tin mà qua đó, mỗi thế hệ có thể học được cách trưởng thành từ những điều giản dị nhất.

Thông tin sách:

Tác giả: Frank McCourt
Dịch giả: Nguyễn Bích Lan – Hoàng Nguyên
Nhà xuất bản: Nxb Phụ nữ Việt Nam
Số trang: 524
Phát hành: 2022
Giá bìa: 220.000đ

Đặt sách trực tuyến 'Tro tàn của Angele' tại Nhà sách online Pibook.vn giá siêu hời giảm từ 30% giá bìa

Review sách Tro tàn của Angela

Trong mỗi trang sách của "Tro tàn của Angela", Frank McCourt không chỉ gửi gắm những ký ức tuổi thơ khắc nghiệt mà còn khắc họa một bức tranh đầy màu sắc về sự kiên cường và hy vọng. Đi qua từng dòng chữ, ta như lạc bước vào những con hẻm nhỏ của Limerick, nơi mỗi viên gạch vẫn còn đọng lại hơi thở của quá khứ, và mỗi câu chuyện là một bài học về cuộc sống, tình yêu thương và sự bất khuất. Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn gửi tới bạn đọc tổng hợp một vài review cuốn sách này được một số đọc giả đã đọc sách chia sẻ cảm nhận, mời bạn tham khảo các review sách bên dưới!

Review sách của A Giác

Tro Tàn Của Angela - Frank McCourt

Nếu bạn muốn hiểu thêm ý nghĩa của trên mọi nẻo đường. từ "bất hạnh”, vậy hãy đến với cuộc đời của Fank McCourt tác giả cuốn sách này và gia đình ông. Khi đó bạn sẽ thấy, có vô vàn hình dạng của "bất hạnh” hiện diện trong cuốn hồi ký. Tất cả chúng chất chồng lên nhau như một đống củi, luôn trong trạng thái cháy âm ỉ, giày vò và chực thiêu chết người ta trong sự khổ sở và đau đớn. Đó là sự bất hạnh mà khi đặt bút viết Tro Tàn Của Angela, McCourt cũng phải thừa nhận: "Mỗi khi nhìn lại tuổi thơ của mình, tôi tự hỏi tại sao tôi lại có thể sống được đến ngày nay.”

Review sách Tro tàn của Angela của A Giác

Sinh ra ở New York, nhưng năm lên bốn, Frank McCourt cùng gia đình phải trở về Ireland vì không thể tiếp tục cuộc sống túng quẫn tại Mỹ: bố Frank thất nghiệp và nghiện rượu, còn mẹ ông, dù rất cố gắng vun vén mọi thứ cho gia đình nhưng bà cũng không làm ra tiền. Bên cạnh đó, gia đình họ còn khá đông con: tính cả tác giả thì thời điểm ấy, nhà McCourt có cả thảy 5 anh chị em. Lâm vào cảnh khốn cùng, họ về bên nội nhưng không được chào đón, nên cuối cùng đành về nhà ngoại ở Limerick. Nhưng dù có đi đâu chăng nữa, Mỹ, Đức, hay Ireland, đói nghèo và bệnh tật vẫn luôn đồng hành cùng họ

Dường như nhà McCourt không lúc nào được yên - ngày nào cũng có chuyện xảy ra. Khi chưa chuyển đến Limerick, họ đã đón nhận cú sốc đầu tiên là sự ra đi của cô con gái út, và khi tới Limerick, bệnh tật lại cướp đi của họ hai đứa trẻ sinh đôi là Oliver và Eugene nữa. Đây cũng là trong những đoạn ám ảnh mình nhất, bởi mình cũng có một người chị song sinh. Và người ta hay nói, các cặp song sinh thường có thần giao cách cảm với nhau. Nếu một người lìa đời, vậy người còn lại sẽ cảm giác thế giới của mình đã bị chia làm hai nửa. Trẻ em đâu biết gì nhiều về mất mát. Chúng chỉ cảm thấy buồn bã và trống vắng, nhưng không ai có thể giải thích rõ cho chúng hiểu là vì sao.

Bố của McCourt - ông Malachy, không phải là một ông bố tốt, nhưng cũng không hoàn toàn là người xấu. Ông vẫn thương yêu các con, nhưng tình yêu ấy không giúp gì được cho chúng, bởi ông luôn vội vã nướng tiền lương vào những vại bia thay vì mua đồ ăn cho con cái.

Mỗi khi đọc những đoạn mẹ con bà Angela mong mỏi ông Malachy vào ngày nhận lương, để rồi thất vọng khi biết ông đã tiêu hết tiền trong quán rượu là mình lại hụt hẫng và ghét ông kinh khủng. Bà không ngừng gửi gắn niềm tin ở ông, còn ông liên tục đạp đổ niềm tin của bà lẫn các con bằng cái giọng lè nhè men say và những bài hát, lời thề nguyện chết vì Ireland sau mỗi buổi lĩnh lương.

Mình cũng ghét thậm sự tự tôn của ông. Giá mà ông cũng tự tôn như thế khi thấy vẻ thất vọng trong mắt vợ con mỗi khi mình say xỉn thì tốt. Kể cả nhà có sắp sửa rét cóng vì không có than đốt, thì ông cũng không đời nào chịu lang thang trên đường mà lượm chỗ than rơi vãi từ các xe chở. Trong khi đó, Angela - mẹ tác giả, sẵn sàng nhặt nhạnh mọi thứ có thể để kéo dài cuộc sống của họ. Đối với Malachy, việc xin cứu tế là một việc đáng xấu hổ, không khác gì ăn xin, trong khi bà Angela luôn cố xếp hàng để lấy phiếu mua thực phẩm, xin vài đôi giày cho các con. Ông luôn sợ bị mất mặt, nhưng không sợ bị người khác nói là không chăm lo được gì cho gia đình.

Có lẽ không chỉ Frank McCourt mà ngay cả bà Angela, hay bất cứ người nghèo nào ở Limerick lúc ấy cũng từng tự hỏi: vì sao mình vẫn có thể sống được đến tận bây giờ? Mình cảm thấy cuộc đời họ khổ quá, đặc biệt là bà Angela. Sau khi gấp lại cuốn sách, hình ảnh bà quay mặt vào tường, im lặng trong đau khổ và cô độc hằn in trong tâm trí mình. Mà nếu không quay mặt vào tường, thì bà sẽ nhìn chằm chằm vào lò sưởi, nơi có những tro tàn màu xám. Cuộc đời của bà có lẽ cũng giống chúng. Những mất mát của bà, những đau đớn của bà, những khoảng lặng câm của bà.

Tuy màu chủ đạo của câu chuyện này là một màu xám như tro, nhưng qua ngòi bút của Frank McCourt, đó lại là những bi hài trong tận cùng khổ đau. Đọc Tro Tàn Của Angela, có lúc mình bật cười vì lối văn vô cùng hài hước của tác giả (câu chuyện này được viết theo góc nhìn của Frank-bé, tức là với con mắt trẻ thơ của tác giả khi xưa), đôi khi hồn nhiên mà cũng đắng chát cả lòng. Và hơn cả, cuốn sách này có rất nhiều sự hi sinh, cũng không thiếu những người tốt. Có một câu khiến mình rất cảm động, khi bác Hannon khuyên bảo và khích lệ tác giả: "Frankie ạ, phải học, phải học để thoát khỏi Limerick và thoát khỏi đất nước Ireland này. Cuộc chiến tranh này rồi sẽ kết thúc và cháu có thể đi Mỹ hoặc đi Úc hoặc đi đến bất cứ đất nước rộng lớn nào. Thế giới rộng lớn và cháu có thể khám phá nó. (...) Học, phải học, Frankie ạ. Phải đọc sách, đọc sách, đọc sách, hãy đi khỏi Limerick trước khi chân cháu thối rữa và tinh thần cháu suy sụp hoàn toàn.” Và quả thực sau này, tác giả đã lên tàu và quay về Mỹ - vùng trời mà ngày trước gia đình ông đã phải rời đi.

Tro Tàn Của Angela là một cuốn sách hay, lôi cuốn không chỉ ở nội dung mà còn ở cách kể của tác giả. Cuốn hồi ký này chọ thấy một bài học giáo dục giản khổ trong tận cùng khổ đau và đối nghèo, cách người ta kiên cường vượt qua nó mà khi nhìn lại, vẫn tự hỏi làm sao mình có thể sống sót qua những ngày ấy.

Mình đã kết thúc Tro Tàn Của Angela với sự tôn trọng vô cùng với Frank McCourf - người tạm biệt độc giả với tư thế của một thiếu niên đang bắt đầu hành trình mới của mình, nhưng sẽ gặp lại ta ở phần tay gấp - với thông tin của một nhà văn đã thành danh.

Review sách của Muru

Tro tàn của Angela – Frank McCourt – 5/5

- Sự nghèo đói -

Ban đầu có hơi lạ lẫm, nhưng sau đó tôi nhanh chóng bị cuốn hút bởi giọng văn đặc biệt, trơ và thẳng của Frank McCourt trẻ con. Ông nói về cảm xúc của mình theo cách vô cảm nhất có thể, đúng hơn là sự diễn tả máy móc, cho thấy sự hạn chế của con trẻ, đồng thời khơi dậy được nhiều tầng xúc cảm trong những độc giả trưởng thành.

Review sách Tro tàn của Angela của Maru

Một hồi ký cực kỳ ấn tượng. Frank đã lớn lên trong sự nghèo đói, thực sự nghèo đói, với người bố nghiện rượu, người mẹ Angela nhu nhược (hoặc có lẽ là bình thường với tất cả phụ nữ thời ấy ở Limerick), những đứa em nheo nhóc và sự khinh miệt của xã hội – vì quê hương của bố nhưng phần lớn là vì nghèo. Lớn lên trong đói rách, Frank khao khát trở nên giàu có hơn, có thể trở thành người đàn ông của gia đình, chăm lo cho mẹ và các em, bù đắp những gì mà đáng lẽ họ có được nếu người cha, người chồng còn ở đó chăm sóc cho họ.

Qua cặp mắt của Frank McCourt trẻ con, mọi thứ trở nên rất rõ ràng. Tôi cảm nhận được sự sợ hãi, nỗi hận thù, sự xấu hổ, cảm nhận được cả khao khát đổi đời và quan điểm có phần báng bổ của ông. Nếu ban đầu tôi quá ái ngại vì tuổi thơ quá nhiều cơ cực của ông, thì đến cuối tôi cũng trở nên chai sạn như ông.

Ông không né tránh chủ đề nào trong tuổi thơ của mình. Ông viết lại nó cho những người không bao giờ làm được điều đó. Ông viết về những mảnh quần áo vá chằng vá đụp, viết về những đôi giày quá chật, ông viết về những ngày không có nổi trà để uống, về cảnh những đứa trẻ không có gì bỏ bụng nhưng bố mẹ thì vẫn có thuốc lá và rượu. Ông viết về cảnh đi học vì những mảnh giấy báo, về cách giáo viên sỉ nhục những đứa trẻ vì cái nghèo của chúng, về những cha xứ nhìn giáo dân bằng số tiền họ đóng góp cho nhà thờ. Ông viết mọi thứ.

Sự nghèo đói. Nó giết con người từ từ.

Review sách của Thư viện số 6

Không dưới một lần tôi tự nhắc nhở bản thân khi đọc “Tro tàn của Angela”: đây là hồi ký của tác giả. Không dưới một lần tôi băn khoăn nên hay không bỏ lại cuốn sách này, không phải vì nó không hấp dẫn hay viết tệ, trái lại câu chuyện đầy cảm xúc và sống động về gia đình nghèo ở Limerick, Ireland khiến người đọc không khỏi nghẹn ngào.

Review sách Tro tàn của Angela của Tv số 6

Lấy bối cảnh cuộc Đại suy thoái những năm 30 của thế kỷ XX, cuốn hồi ký mở ra một tuổi thơ trải qua biến động và gian khổ của cậu bé Francis. Theo gia đình trở về Ireland, quê hương của bố mẹ cậu, gia đình cậu không chỉ gặp khó khăn về mặt tài chính mà còn đối mặt với sự mất mát những người thương yêu, sự dè bỉu của cộng đồng và cả chính những người họ hàng, nhất là sự bê tha của người bố đã đẩy cả gia đình tới những cảnh túng quẫn khôn cùng.

Những viễn cảnh tưởng chỉ đến một lần đã là đau khổ của đời người, gia đình Francis phải đón nhận liên tục: những cơn bệnh đến từ nghèo đói mang những đứa em của Francis đi xa, những đồng tiền còm cõi bị người bố nướng hết vào ma men khiến mẹ cậu chẳng còn cách nào khác hơn là lê la các nơi để xin trợ cấp… Hoàn cảnh ngặt nghèo lặp lại nhiều đến độ ban đầu nó cho ta ảo tưởng rằng lần này sẽ khác, mọi thứ sẽ sáng sủa hơn, rằng gia đình bé nhỏ ấy sẽ được hạnh phúc. Nhưng trò đời biến những tấn bi kịch ấy thành nếp sống của những con người huỷ hoại ước mơ, khiến họ dần cũng trở nên trơ lì với nghịch cảnh.

Ôi, Angela, chị nói thế là có thể bị đày xuống địa ngục đấy?

Chẳng phải tôi đang ở địa ngục rồi đấy sao?

Trái ngược với những người lớn mang giấc mơ về cuộc đời và bị quật ngã, những đứa trẻ sinh trưởng trong khó khăn lại ngây thơ hình thành những định nghĩa đầy xót xa về “nỗi buồn” và “niềm vui”:

Tôi thắc mắc không biết tại sao chúng tôi không thể giữ Eugene lại nhà. Không hiểu sao lại mang em đi và người đàn ông đó đóng chặt nắp quan tài bằng đinh như thế. Tôi cũng không hiểu tại lại mang cả Oliver và Margaret đi Thật tồi tệ và đáng buồn khi cứ hết em này đến em khác của tôi bị bỏ vào hộp gỗ, ước gì tôi có thể nói ra với một ai đó.”

Tôi chín tuổi và tôi có một người bạn, Mickey Spellacy, cậu con trai có những người thân lần lượt từ bỏ cõi đời vì lao phối. Tôi ghen tị với cậu bởi vì cứ mỗi khi nhà cậu có người chết là cậu lại được nghỉ học một tuần và được mẹ đính lên áo một dải băng đen để cậu có thể đi hết ngõ này đến ngõ khác, hết phố này đến phố khác và mọi người biết cậu đang có tang nên xoa đầu cậu rồi cho cậu tiền và kẹo.”

Sự tương phản nhuốm màu buồn tái tê này đẩy ta đến những cung bậc cảm xúc cao trào và thấm thía được thê lương diễn ra trong hoàn cảnh ấy. Dẫu vậy, vẻ đẹp của “Tro tàn của Angela” còn nằm ở một sắc thái tương phản khác: sức sống của con người đối chọi lại với nghịch cảnh. Ở giữa những thương tâm và điêu tàn, giữa những đói nghèo và bệnh tật vẫn còn đó yêu thương, sự hài hước, sự kiên cường. Vùng đất Limerick của Ireland hiện lên đầy màu sắc và tinh tế hiển hiện những nét văn hoá cùng một thời lịch sử trong những con người nơi ấy.

“Tro tàn của Angela” chính là tro tàn từ những điếu thuốc và tro từ bếp của Angela - mẹ của Francis và cũng là người phụ nữ bất hạnh nhất trong cuốn sách này. Những điếu thuốc là thú vui duy nhất bà giữ cho mình; tro bếp sau hơi ấm của căn bếp cháy hết đám than mót mà những đứa con còn lại mang về cho bà, nơi bà hay trơ mắt nhìn vào . “Tro tàn của Angela” mang màu sắc u tối, ám khói và đặc quánh mùi khói lưu cữu như những căn nhà tạm bợ dột nát, nơi mà ước mơ về một gia đình no đủ cùng những đứa con xinh xắn và người đàn ông đồng cam cộng khổ làm chồng đã bị thiêu rụi sau thời son trẻ. Angela không phải nhân vật chính, nhưng bà là người phụ nữ đứng sau những đứa trẻ vươn lên khỏi số phận và nhóm lửa thắp sáng lại đời mình. Angela không phải nhân vật chính, nhưng trong cuốn sách này cuộc đời bà được cần được trân trọng trên hết.

Đắm chìm vào ngôn từ đơn giản nhưng đẹp đẽ, cuốn hút bởi cách kể chuyện và “chơi tàu lượn” cùng cảm xúc, đó là những gì tôi dùng để tóm gọn về cuốn sách này. Cho đến cuối cùng, tôi vẫn phải nhắc bản thân rằng đây là một cuốn hồi ký, không phải để khỏi chưng hửng về cái kết rất… đời thường, mà là để nghiệm lại những cuộc đời phi thường vượt xa trang giấy này.

Chào thân ái từ tinh cầu nóng chảy!

Tổng hợp: Minh Ngọc

Sản phẩm liên quan
Bài viết liên quan
Review sách Gambit Hậu - Walter Tevis
Review sách Gambit Hậu - Walter Tevis

04/08/2024 16:43Minh Ngọc

Gambit Hậu của Walter Tevis là một kiệt tác văn học đầy mê hoặc, khắc họa hành trình gian nan…

Xem tiếp
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến
Review sách Thư cho em - Hoàng Nam Tiến

19/07/2024 00:32Minh Ngọc

Trong những trang viết đầy cảm xúc của “Thư Cho Em”, Hoàng Nam Tiến đã dệt nên một câu chuyện…

Xem tiếp
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino
Review sách Người gác cây long não - Keigo Higashino

06/07/2024 23:42Minh Ngọc

“Người Gác Cây Long Não” của Keigo Higashino là một chuyến phiêu lưu kỳ ảo đầy bất ngờ, nơi những…

Xem tiếp
Review sách Nhật ký cá sấu - Khâu Diệu Tân
Review sách Nhật ký cá sấu - Khâu Diệu Tân

02/07/2024 00:40Minh Ngọc

“Nhật Ký Cá Sấu” của Khâu Diệu Tân không chỉ là một tác phẩm văn học đầy ám ảnh mà…

Xem tiếp
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo
Review sách Bí hội thứ chín - Leigh Bardugo

27/06/2024 01:32Minh Ngọc

Khi những bí ẩn cổ xưa gặp gỡ với thế giới hiện đại, "Bí Hội Thứ Chín" của Leigh Bardugo…

Xem tiếp
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ
Review sách Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ

17/06/2024 01:32Minh Ngọc

"Less – Vòng quanh thế giới cùng một trái tim tan vỡ" của Andrew Sean Greer là một chuyến phiêu…

Xem tiếp
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz
Review sách Những hiệu quế - Bruno Schulz

14/06/2024 17:07Minh Ngọc

Khi cầm trên tay "Những hiệu quế" của Bruno Schulz, bạn sẽ ngay lập tức bị cuốn vào một thế…

Xem tiếp
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind
Review sách Mùi hương - Patrick Süskind

10/06/2024 01:38Minh Ngọc

Mùi Hương của Patrick Süskind không chỉ là một tiểu thuyết ly kỳ về khứu giác mà còn là một…

Xem tiếp
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park
Review sách Lấy nước đường xa - Linda Sue Park

06/06/2024 23:58Minh Ngọc

Bạn đã sẵn sàng khám phá những câu chuyện đầy cảm hứng từ lòng dũng cảm và sự kiên cường…

Xem tiếp
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada
Review sách Hiến Đăng Sứ - Yoko Yawada

04/06/2024 16:42Minh Ngọc

Bước vào thế giới của Hiến Đăng Sứ là như lạc vào một mê cung kỳ ảo, nơi hiện thực…

Xem tiếp
Xem nhiều nhất

Cùng tác giả