Review sách Chuyện người tùy nữ - Margaret Atwood


Review Sách | 25/08/2023 07:34| Minh Ngọc

Lượt xem: 266

Giới thiệu sách Chuyện người tùy nữ

Cuốn sách "Chuyện người tùy nữ" của Margaret Atwood là một tác phẩm phản-địa đàng (dystopia) đầy cảm xúc, đánh thức nhận thức về làn sóng chống nữ quyền và sự trỗi dậy của các thế lực tôn giáo bảo thủ trong xã hội Mỹ những năm 1980. Tuy nhiên, nó không chỉ đơn thuần là một cuốn sách về chính trị và xã hội, mà còn là một tác phẩm văn học sắc sảo và cuốn hút đã lan tỏa tầm ảnh hưởng của nó trên gần 30 quốc gia.

Cuốn tiểu thuyết này là một trong năm tác phẩm của nữ tiểu thuyết gia danh tiếng người Canada, Margaret Atwood, được đề cử giải Booker. Đặc biệt, đây là cuốn sách đầu tiên của bà được giới thiệu tại Việt Nam, mang đến cho độc giả một trải nghiệm đọc đầy mới mẻ và sắc nét.

"Chuyện người tùy nữ" khắc họa câu chuyện của một người phụ nữ bị mất tất cả sau một cuộc đảo chính, một cuộc cố thoát khỏi những ràng buộc nhưng không thành công và một cơn mê mải, chỉ để phát hiện mình không còn là ai ngoài một cái tên - Tùy nữ, một trong những "cỗ tử cung có chân" của chính quyền Gilead.

Ở Nước Cộng hòa Gilead, một quốc gia thần quyền và cực đoan được xây dựng trên nền tảng của Hoa Kỳ xưa, cuộc sống của mọi người bị kiểm soát chặt chẽ. Các người phụ nữ bị giam cầm trong vai trò Martha, phụ nữ tuân theo những quy tắc đạo đức của các Dì, và các Phu nhân đau khổ trong mỗi đêm Lễ tháng. Trong thế giới này, các Tùy nữ tuyệt vọng tìm cách sinh con để tránh việc phải làm công việc đánh rơi chất thải phóng xạ trên hòn đảo hoang, trong sự bất định không ai biết khi nào sẽ đến lượt họ bị treo cổ.

Tuy nhiên, giữa những cảnh tỉnh đau đớn này, có một người phụ nữ đang cố gắng sinh tồn bằng sự thông minh và những kỷ niệm từ "thời trước", đồng thời khám phá và ghi lại câu chuyện của mình để truyền cho thế hệ sau. Cuốn sách này mang lại cho độc giả một hành trình cảm xúc và tư duy, đan xen giữa cuộc sống và hy vọng, trong một thế giới đen tối nơi con người đang tìm cách níu giữ sự sống.

Review sách chuyện người tùy nữ
Tiểu thuyết Chuyện người tùy nữ được Nhã nam phát hành tại Việt NAm

Review sách Chuyện người tùy nữ của Trương Hữu Hiếu

Các bạn có muốn biết điều gì đã khiến mình sửng sốt nhất sau khi đọc xong Chuyện người tùy nữ không?

Đó là cái sự thật rằng cuốn sách này được xuất bản lần đầu vào năm 1985?!

1985?!

Vậy mà mọi vấn đề cuốn sách này đề cập tới vẫn còn cảm thấy như vô cùng mới (fresh), vô cùng “thời sự”, theo quan điểm của mình.

Margaret Atwood hoàn toàn có thể xuất bản cuốn sách này ngay ngày hôm qua và mọi thứ về nó sẽ vẫn cảm thấy mới như vậy; đáng buồn hơn, một phần nào đó trong mình có cảm giác rằng cuốn sách này có thể được xuất bản trong 10 năm tới và mọi thứ về nó sẽ vẫn còn tiếp tục mới.

HÃY CÙNG TRÒ CHUYỆN VỀ "DYSTOPIAN" MỘT CHÚT NHÉ

Bạn có biết làm thế nào để tạo ra một “xã hội dystopian” không?

Câu trả lời là hãy để một nhóm người được xây dựng nên “xã hội utopian” của họ, và cái utopia ấy sẽ, không sớm thì muộn, trở thành dystopia của phần lớn những nhóm người khác trong xã hội ấy.

Hãy để nói theo một cách khác, utopian với người này thì sẽ luôn luôn là dystopian với những người khác.

Để tìm hiểu thêm về ý tưởng trên, bạn có thể xem video “How to recognize a dystopia” trên kênh Youtube TED-Ed.

Cũng giống như phần lớn những fan khác của cuốn sách này, mình cho rằng một trong những điểm đặc sắc nhất của Chuyện người tùy nữ chính là cái cách tác giả Margaret Atwood xây dựng nên thế giới giả tưởng “nhưng lại cảm thấy rất thật” của bà.

Chuyện người tùy nữ có bối cảnh là một thế giới nơi mà tỉ lệ sinh của nhân loại đang lao dốc không phanh, qua góc nhìn của nhân vật chính “Offred”, người đọc được bước vào nước Cộng hòa Gilead – một xã hội được cấu trúc để sao cho một số nam giới được nắm giữ mọi quyền lực, còn những người nữ giới như nhân vật chính của chúng ta thì chỉ là “những cỗ tử cung có chân”.

Để mô tả về xã hội dystopian trong Chuyện người tùy nữ, mình sẽ dùng hình ảnh của một hoang mạc (desert).

Gilead là một hoang mạc khô cạn mối quan hệ tình cảm giữa người với người, và Chuyện người tùy nữ là một câu chuyện nêu bật lên thông điệp rằng những điều trên – những mối quan hệ, và tình cảm – chính là nước mát đối với tâm hồn con người chúng ta.

Khi đọc cuốn sách này, bạn sẽ được thấy con người ta, dưới áp lực của một xã hội cứng nhắc, có thể trở nên “khát” tình cảm đến nhường nào.

Từ những người thấp cổ bé họng nhất, cho tới những kẻ cầm đầu tưởng chừng như là phải đủ đầy nhất, hóa ra, đã làm người thì chúng ta đều cần có một ai đó để yêu thương, và để được yêu thương lại.

Những câu chuyện utopian/dystopian như Chuyện người tùy nữ thường được xếp vào một thể loại gọi là “Speculative Fiction” – nghĩa là “câu chuyện này đang đưa ra giả thuyết về một tương lai có thể đã, hoặc sẽ, xảy ra.”

Trong khi các câu chuyện mang tính “utopian” thường mô tả những xã hội được lý tưởng hóa mà các tác giả đưa ra như là những mục tiêu để nhân loại phấn đấu mà hướng tới, thì ở mặt khác, các câu chuyện mang tính “dystopian” lại không nhất thiết cứ phải khắc họa về những cái tương lai tận thế, hoặc hậu tận thế, mà chúng thường là lời cảnh báo về những cách thức mà một xã hội có thể tự đặt nó vào con đường tiến tới sự hủy diệt, tới sự bình thường hóa những gì là phi nhân tính, tới sự hợp thức hóa hành vi bóc lột và áp bức của nhóm người này lên nhóm người khác – và mình muốn nhấn mạnh rằng “cảnh báo” chính là từ khóa quan trọng ở đây.

“Speculative Fiction”, bởi vậy, thường có khuynh hướng phản ảnh các xu hướng chính trị, tôn giáo, đồng thời cả khoa học và công nghệ nữa.

Và theo hiểu biết của mình, mặc dù rõ ràng Chuyện người tùy nữ là một câu chuyện giả tưởng và được đặt trong bối cảnh tương lai, nhưng một trong những nguyên tắc mà tác giả Margaret Atwood tự đặt ra khi viết cuốn sách này đó là bà sẽ chỉ sử dụng những sự kiện và những thông lệ (practice) đã từng thực sự xảy ra trong lịch sử loài người.

Những luật lệ hà khắc, những hệ thống đạo đức mang tính giáo điều, người dân bị phân chia bằng trang phục, những hình thức trừng trị man rợ dành cho kẻ nổi loạn, trục xuất những kẻ bất đồng chính kiến và ngoại đạo, mọi khía cạnh trong cuộc sống đều bị ngấm ngầm theo dõi sát sao,...

Theo mình, lý do khiến cho cái ý tưởng về Cộng hòa Gilead cảm thấy “thật” đến như vậy – theo cái nghĩa rùng rợn nhất của từ “thật” – đơn giản, là bởi vì nó được chắp vá lên từ những gì đã và đang là thật.

Vậy, xã hội dystopian trong Chuyện người tùy nữ đang muốn cảnh báo chúng ta về điều gì?

Rõ ràng, những thông điệp mạnh mẽ về nhân tính, về nữ quyền, và về quyền bình đẳng giới thì đều là những ngôi sao sáng được tác giả Margaret Atwood truyền tải rất thuyết phục qua cuốn sách này rồi, vậy nên, trong phần này, mình muốn hướng sự chú ý của các bạn tới một thông điệp mà mình cho là mặc dù nó khá hiển hiện và đáng chú ý, nhưng dường như chưa có nhiều người nói về nó.

Theo mình, qua ý tưởng về nước Cộng hòa Gilead, Chuyện người tùy nữ đang muốn cảnh báo chúng ta về một xã hội được sinh ra từ sự tự mãn (complacence) thay vì là từ tình người; và cuốn sách này cho chúng ta thấy rằng quyền lực có thể dễ dàng bị con người ta sử dụng theo những lối ích kỷ và bất công (unfairly) đến nhường nào.

Mình cho rằng Chuyện người tùy nữ đã làm tròn bổn phận của nó với vai trò là một câu chuyện dystopian.

Nó khắc họa ra một viễn cảnh đen tối mà đã, đang, và sẽ, rất có thể là hiện thực ở một nơi nào đó trên quả đất này; rồi nó vin vào đó mà gửi tới người đọc chúng ta những thông điệp ý nghĩa và những lời cảnh báo đáng để suy ngẫm.

Mình thấy chỉ riêng cái sự thật rằng Margaret Atwood có thể tạo ra một thế giới giả tưởng có cùng mức độ rùng rợn với phim “Ma trận” mà không cần dùng tới những yếu tố khoa học viễn tưởng thôi đã là đủ để bà xứng đáng nhận được một tràng pháo tay thật to từ độc giả chúng ta rồi

Review sách chuyện người tùy nữ
Review sách chuyện người tùy nữ - Ảnh fb  Hữu Hiếu

GIỜ MỚI CHÍNH THỨC VÀO PHẦN KHEN SÁCH NÈ

Đầu tiên và hơn cả, mình muốn khen cái lối viết văn đầy chất thơ mà tác giả Margaret Atwood đã áp dụng cho cuốn sách này.

Mình thích cái cách mà thỉnh thoảng có một vài câu văn vần với nhau tới nỗi mình cảm thấy như chúng gần như là lạc quẻ giữa những câu văn khác.

Kiểu như chúng là một phần của đoạn văn ấy về mặt ngữ nghĩa, nhưng về cái “flow” thì chúng lại cảm thấy như không thuộc về nơi ấy.

Nếu như cả cuốn sách là một dòng sông thì chúng như những bông hoa trôi trên mặt sông vậy; giờ chúng đã là một phần của dòng sông rồi, nhưng hoa thì vẫn là hoa, mà sông thì vẫn là sông.

Liệu đây có phải là một chiến lược thiên tài của tác giả Margaret Atwood để “ngấm ngầm” nêu bật lên hoàn cảnh bất công và tù túng của nhân vật chính “Offred” hay không?

Mình cũng không dám nói chắc nữa.

Nhiều khả năng chỉ là mình đang nghĩ quá lên thôi

Việc tác giả Margaret Atwood sử dụng lối hành văn rất “thơ” kể trên để viết ra một trong những thế giới giả tưởng rùng rợn nhất mình từng biết cũng là một điểm cộng lớn, theo quan điểm của mình.

Đúng là văn này đầy chất thơ, nhưng thế không có nghĩa là văn này không tàn bạo đến lạnh lùng.

Những nét tương phản giữa “những điều được viết ra” và “cách những điều ấy được viết ra” cũng đã góp phần tạo nên cái bầu không khí ngập ngụa sự trớ trêu (irony) chiếm trọn cả cuốn sách này, đặc biệt là ở ⅓ đầu sách.

Mình thấy những yếu tố gây hồi hộp (suspense) cũng là một điểm sáng được duy trì rất tốt xuyên suốt Chuyện người tùy nữ.

Tác giả Margaret Atwood, theo mình, đã tận dụng tối đa mọi quyền năng của ngôi kể chuyện thứ nhất để cho người đọc chúng ta được trải nghiệm nhiều sự kịch tính nhất, nhiều nỗi tò mò nhất, và nhiều màn tiết lộ (reveal) sửng sốt nhất mà nội dung câu chuyện của bà có thể cho phép.

Cả “backstory” của nhân vật chính lẫn của nước Cộng hòa Gilead đều được tiết lộ với cùng một nhịp độ chậm rãi giống nhau, và đương nhiên, vì “Offred” là một tùy nữ, nên cả hai cái “backstory” này đều đan lồng và bện chặt vào nhau.

Nhưng có lẽ điểm mà mình yêu mến nhất ở cuốn sách này chính là cái ý tưởng triển khai một nhân vật chính “không quan trọng”.

Đương nhiên, ý mình không phải muốn nói rằng “Offred” không quan trọng với chúng ta – những độc giả.

Cô là con mắt, là tai nghe, là miệng lưỡi của chúng ta ở trong thế giới giả tưởng ấy, làm sao mà cô lại không thể không quan trọng với chúng ta cho được.

Nhưng với tư cách là một nhân vật, trong bối cảnh ở Gilead, “Offred” thực ra chẳng làm được cái gì mang ý nghĩa quan trọng cho thời cục, và cho câu chuyện hết.

Cô không phải là kiểu nhân vật chính điển hình, với sức mạnh hoặc tài năng nào đó.

Cô không đặc biệt tốt bụng và đức hạnh, mà cũng không đặc biệt mưu mô và tàn ác.

Cô là một con người vô cùng bình thường (ordinary), với những ý nghĩ bình thường, những tình cảm bình thường, những động cơ bình thường, với ý chí cũng ở mức độ rất bình thường – và mình yêu mến nhân vật này vì điều đó.

Cô không hề giải cứu thế giới;

Cô không vùng lên cầm đầu nghĩa quân nào cả;

Cô không dẫn dắt những người đồng cảnh ngộ tới tự do;

Cô càng không phải là “chìa khóa” để thay đổi Gilead;

Mình đồ là nhân vật này thậm chí còn không thể tự hoàn thiện cái kế hoạch giải thoát cho bản thân nữa kìa.

Mình để ý rằng gần như mọi tình huống trong sách đều được thúc đẩy bởi những yếu tố bên ngoài tầm kiểm soát của “Offred”.

Nghĩa là dù cho sắm vai nhân vật chính của cuốn sách, nhưng cô không hề làm chủ diễn biến của nó; những chuyện to nhỏ xảy ra xung quanh cô hiếm khi nào là hệ quả của hành động hay quyết định nào xuất phát từ chính cô.

Tầm quan trọng của cô, nhìn chung, chỉ dừng lại ở vai trò người kể chuyện, cả trong lẫn ngoài cuốn sách, và thế là hết.

Mình tin rằng những nhân vật chính không quan trọng và bình thường như “Offred” mới là kiểu nhân vật chính mà đa số người đọc chúng ta sẽ có thể dễ dàng đồng cảm cùng.

Sự thật là đa số chúng ta cũng sẽ không làm người hùng giải cứu thế giới, sẽ không lãnh đạo bất cứ ai, sẽ không tạo ra được một tương lai tốt đẹp hơn, sẽ không thay đổi được những gì là quá lớn lao và xa vời – đó là lý do khiến cho những nhân vật không quan trọng như “Offred”, bất ngờ thay, có thể trở nên vô cùng quan trọng với chúng ta.

Cô khiến cho chúng ta phải đối mặt với một thực tế mà hiếm có bộ phim hay cuốn sách nào dám vạch ra cho chúng ta thấy.

Rằng mỗi cá nhân trong chúng ta đều yếu đuối.

Rằng ta dễ bị quật ngã bởi áp lực.

Rằng ta sợ bị đau.

Rằng ta sợ chết.

Rằng ta có những thứ quan trọng ở đời để đánh mất.

Và rằng ta, khả năng cao, là cũng không quan trọng.

Mình thấy tác giả Margaret Atwood, thông qua Chuyện người tùy nữ và nhân vật “Offred”, giống như là một người đưa tin dữ táo tợn (fearless).

Bà không chỉ cảnh báo về một tương lai đen tối khả thi cho nhân loại, bà còn tiết lộ cho chúng ta nghe những sự thật tàn nhẫn khó nuốt trôi về bản chất con người chúng ta, và bà cũng là kiểu nhà văn sẽ không ngại việc khiến cho ta phải vỡ mộng.

TỔNG KẾT

Như đã trình bày ngay từ đầu bài viết, mình tin rằng Chuyện người tùy nữ là một cuốn sách có giá trị đọc lại rất cao.

Mình khá chắc là bản thân sẽ còn đọc lại cuốn sách này rất nhiều lần nữa.

Mình hy vọng các bạn cũng sẽ yêu thích nó và tìm được nhiều sự đồng cảm nơi nhân vật “Offred” như mình vậy.

“Keep Moving Forward”

Bài viết liên quan
Review sách Nhật ký Anne Frank
Review sách Nhật ký Anne Frank

16/05/2024 01:30Minh Ngọc

Trong trang sách của lịch sử tối tăm nhất, "Nhật Ký Anne Frank" tỏa sáng như một ngọn đuốc hy…

Xem tiếp
Review sách Hóa thân - Franz Kafka
Review sách Hóa thân - Franz Kafka

13/05/2024 17:56Minh Ngọc

Khi thức dậy vào một buổi sáng không mấy khác biệt, Gregor Samsa phát hiện ra mình đã biến thành…

Xem tiếp
Review sách Totto-chan bên cửa sổ - Kuroyanagi Tetsuko
Review sách Totto-chan bên cửa sổ - Kuroyanagi Tetsuko

09/05/2024 02:04Minh Ngọc

Khi Kuroyanagi Tetsuko viết "Totto-chan bên cửa sổ", cô đã không chỉ tạo ra một cuốn tự truyện đầy cảm…

Xem tiếp
Review sách Khi hơi thở hóa thinh không - Paul Kalanithi
Review sách Khi hơi thở hóa thinh không - Paul Kalanithi

05/05/2024 00:12Thanh Nhã

Trong khoảnh khắc cuộc đời bỗng nhiên rẽ ngang, Paul Kalanithi đã viết nên "Khi hơi thở hóa thinh không"…

Xem tiếp
Review sách Gỗ mun - Ryszard Kapuściński
Review sách Gỗ mun - Ryszard Kapuściński

03/05/2024 00:13Minh Ngọc

Trong "Gỗ mun" Ryszard Kapuściński không chỉ kể lại những câu chuyện, mà còn dệt nên những bức tranh sống…

Xem tiếp
Review sách Hai mặt của gia đình - Choi KwangHuyn
Review sách Hai mặt của gia đình - Choi KwangHuyn

23/04/2024 23:56Minh Ngọc

Trong cuộc sống gia đình, không phải lúc nào cũng chỉ có những khoảnh khắc ấm áp và hạnh phúc;…

Xem tiếp
Review sách Hạt ngọc trai - John Steinbeck
Review sách Hạt ngọc trai - John Steinbeck

23/04/2024 23:23Minh Hằng

Cuốn tiểu thuyết 'Hạt ngọc trai' của John Steinbeck không chỉ là một câu chuyện giản dị về một ngư…

Xem tiếp
Review sách Nữ quyền cho tất cả mọi người - bell hooks
Review sách Nữ quyền cho tất cả mọi người - bell hooks

22/04/2024 02:40Minh Ngọc

Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, "Nữ quyền cho tất cả mọi người" của bell hooks…

Xem tiếp
Review sách Tên gọi khác của nhà -Jasmine Warga
Review sách Tên gọi khác của nhà -Jasmine Warga

19/04/2024 01:45Minh Hằng

Trong một thế giới nơi những biến động không ngừng nghỉ, 'Tên gọi khác của nhà' của Jasmine Warga là…

Xem tiếp
Review sách Chú bé mang Pyjama sọc - John Boyne
Review sách Chú bé mang Pyjama sọc - John Boyne

18/04/2024 16:51Minh Ngọc

Trong thế giới của những câu chuyện kể, ít có tác phẩm nào làm chúng ta phải đối mặt với…

Xem tiếp
Xem nhiều nhất

Cùng tác giả