Lạc vào mê cung kinh dị của Đại Nam Dị Truyện


Review Sách | 28/05/2016 20:00| Ryo Nguyễn

Lượt xem: 3441

Đại Nam Dị Truyện - Chào mừng đến với thế giới phù thủy cổ đại ma quái!

Sau hai năm làm mưa làm gió trên các diễn đàn, Đại Nam Dị Truyện của tác giả Phan Cuồng chính thức được Nhã Nam xuất bản vào đầu năm nay trong sự háo hức của các độc giả đam mê dòng truyện kinh dị. Khác với những câu chuyện ma trinh thám của văn học nước ngoài, Đại Nam dị truyện như phản ánh về một thời kì lịch sử đầy ma mị và kì bí. Vậy điều gì ở Đại Nam Dị Truyện đã lôi cuốn người đọc như thế? Cùng nhà sách online Pibook khám phá nhé!!

Thế giới phù thủy, vong linh, dị thuật và bùa ngải của Việt Nam

Truyện bắt nguồn từ dòng tộc họ Phạm với nghề “hầu ma” hay dễ hiểu hơn là nghề khâm liệm người chết. Vốn dĩ, chả có ai dám nhận “hầu ma” là một cái nghề chứ đừng nói đến cái “nghiệp” của nó, ấy vậy mà cái duyên nợ của dòng họ Phạm cứ thế kéo dài từ đời này sang đời khác. Họ Phạm cũng không từ chối đám ma nào, bất kể ai đến nhờ vả cũng đều được họ giúp đỡ. Mà kể cũng tài tình, những gia đình được họ Phạm khâm liệm con cháu ai nấy đều có lộc, ít thì không lo nghĩ chuyện của cải, nhiều thì thăng quan tiến chức. Xung quanh họ nhà Phạm cũng đến nhiều điều lạ kì, như chuyện người nối dõi thôi, đời nào cũng vậy dòng họ Phạm chỉ có độc một người con trai. Mà kì lạ hơn trong làng còn đồn thổi, đứa trẻ ấy không thuộc về dương giạn cũng chẳng thuộc về âm giới. Họ rỉ tai nhau rằng: Những người đàn ông họ Phạm ăn nằm với ma! Chuyện cứ lẽ cứ thế êm đềm cho tới đời cuối thứ chín, họ Phạm bỗng dưng không nhận mai táng cho gia đình nào nữa. Rồi từ đấy những đại họa cứ xảy đến, cơn lũ tràn qua làng cướp bao nhiêu sinh linh vô tội, một thời gian sau hồn ma bóng quế xuất hiện ngày một nhiều, hạn hán kéo theo nạn chết đói kinh hoàng. Phạm Đình Quyết khi ấy mới 13 tuổi, cha mất mẹ bỏ rơi, chịu cảnh tha phương cầu thực rồi cũng là nạn nhân của nạn đói năm ấy. Cứ ngỡ sẽ trở thành cô hồn, nào ngờ Quyết gặp tay phù thủy đang thu binh tại hố chôn xác vào ngày rằm tháng Bảy. Kẻ từ đấy, Quyết bước chân vào thế giới của những điều kì dị: Thế giới phù thủy!

Chắc hẳn rằng ai đã từng nghe những câu chuyện về vong linh cũng không tránh khỏi cảm giác rờn rợn bởi tính chân thật của câu chuyện. Đại Nam Dị Truyện cũng như vậy, nếu truyện ma nước ngoài sử dụng linh hồn, oan hồn chỉ như một công cụ để hù dọa hay là yếu tố đánh lạc hướng người đọc thì dòng truyện ma thuần Việt lại khác. Dù vong hồn cũng khiến người đọc nổi da gà nhưng không phải vì sợ linh hồn ấy mà người ta thấy rùng mình vì vong linh là một phần quá nhỏ trong thế giới ma quái, xấu xa của thế giới phù thủy cổ đại. Người ta thường cảm thấy sợ hãi khi trong một thế giới quá lớn, xa lạ và chỉ biết đoán già đoán non những thứ tồn tại trong thế giới ấy. Tác giả đã đánh trúng nỗi sợ hãi tiềm ẩn của người đọc! 

Những dị thuật, bùa ngải đã đem lại những mảng màu kinh dị cho truyện. “Bùa hài nhi”, “Bùa bàn tay sét đánh”, “Ngải hóa hổ”, “Thuật mê vong”, “Lưỡng quách bát quái trận” ... tất cả các bùa ngải, dị thuật ấy đều đem trong mình những ám muội, kì quái và cả những oán hận. Và dường như văng vẳng trong những câu chuyện truyền tai hàng ngày, chúng vẫn còn đang tồn tại luẩn khuất trong chính cuộc sống của chúng ta. Liệu chúng có thật?

Phải nói rằng những câu chuyện về thế giới tâm linh, phù thủy của Việt Nam  và cả những thứ xoay quanh nó chứa đựng quá nhiều bí ẩn không thể lý giải nổi bằng một hai câu chữ. Chúng ta không thể chắc chắn những chuyện đó là có thật hay được nhào nặn bởi trí tưởng tượng của những thế hệ đi trước. Đại Nam Dị Truyện cứ thế, cứ làm ta thêm phấn khích chìm vào sự hoài nghi về thế giới tưởng chừng như xa lạ đó. Người viết không nhớ đã bao lần tự hỏi mình phải chăng câu chuyện này hoàn toàn có thật...

  

Ảnh minh họa

           Ảnh minh họa

Bối cảnh lịch sử

Độc giả rất bất ngờ khi đọc lời dẫn đầu ở trang bìa của cuốn sách “ Năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi ba, huyện Cốc Dương, trấn Sơn Tây, đêm rằm tháng Bảy”. Không những vậy chính chữ “Đại Nam” ỏ tiêu đề đã khiến người đọc không khỏi tò mò. Những ai am hiểu có thể thấy sự không nhất quán trong lịch sử giữa tiêu đề và lời dẫn của tác giả. Tuy nhiên điều này đã được tác giả Phan Cuồng giải thích rất cặn kẽ, Đại Nam dị truyện được liệt vào truyện “dã sử”, truyện lấy cảm hứng từ một số ghi chép lịch sử kết hợp với tín ngưỡng dân gian nhưng đã được thay đổi, bổ sung các yếu tố ma quỷ, thần thánh để phù hợp với mạch truyện. Và “Đại Nam” là tên gọi đất nước ta vào thời vua Minh Mạng (1839), tác giả sử dụng cái tên này để gợi lên sự hào sảng về lịch sử. Dù truyện không mang tính tham khảo lịch sử nhưng chính yếu tố xa xưa gợi lên những mảnh ghép huyền ảo của lịch sử. Việc tác giả thêm những tên nhân vật và địa danh có thật càng khiến người đọc thuyết phục hơn bởi những lồng ghép hết sức tinh tế giữa thực tế và hư ảo.

Không thể phủ nhận chủ đề về thế giới phù thủy chính là yếu tố thành công cho truyện, nhưng bối cảnh lịch sử cũng đã góp phần không nhỏ vào việc đánh bóng giá trị của tác phẩm. Người đọc hoàn toàn bị cuốn hút vào thời đại cổ xưa bởi như tác giả đã nhận định chính lịch sử mang trong mình một cốt truyện hấp dẫn, những con người được ghi chép trong lịch sử có tính, có hồn, có thiện, có ác chứ không vô tri vô cảm. Đại Nam Dị Truyện không chỉ như cánh cửa thời gian dẫn dắt người đọc quay về với quá khứ khi thế giới tâm linh là một phần không thể thiếu của cuộc sống, truyện còn chính là cánh cổng kết nối tâm trạng phấn khích của tác giả với độc giả.

Văn phong

Lối hành văn là yếu tố không thể không bàn tới. Trước hết phải nói thế này, câu chuyện ma theo văn hóa Việt Nam không sặc mùi máu me tanh tưởi, cũng không lãng mạn bi kịch chạm tâm can, mà gần gũi, dung dị đến mức đáng sợ. Chính cái gần gũi, sát sườn mới khiến người đọc người nghe thấy tê liệt, chìm trong mê cung của thế giới tâm linh.  

Và đó cũng chính là văn phong của tác giả Phan Cuồng, Đại Nam Dị Truyện như câu chuyện được kể vào những đêm đốt lửa trại giữa rừng hoang sông vắng của đám sinh viên hay câu chuyện được lũ trẻ lén truyền tai nhau những ngày trước đêm xá tội vong nhân đầy ma mị. Chính văn phong ấy kích thích trí tưởng tượng của người đọc.

Tác giả đã nói rất rõ ràng đây là câu chuyện hoàn toàn hư cấu nhưng khi đọc cả cuốn truyện, một số người lại cảm nhận như rằng tác giả đang thuyết phục tôi đây chính là câu chuyện có thật vì trong những kí ức xa xưa hiện về, tôi cũng đã từng được nghe câu chuyện mang máng như thế.

Đại Nam Dị Truyện có rất nhiều chi tiết ám ảnh người đọc, đơn cử như cảnh nhân vật chính vật lộn trong cơn đón man dại và bản năng “con” trỗi dậy: thà ăn thịt người còn hơn phải chết. Độc giả không khỏi thấy lợm giọng bởi cách kể trung gian của tác giả. Cái “thú tính” của con người cũng được tác giả đề cập ít nhiều, ở thế giới ấy tâm địa độc ác của con người mới là thứ bẩn thỉu, kinh tởm nhất.

Đại Nam Dị Truyện là một trong những tác phẩm hiếm hoi về thế giới tâm linh, văn hóa, tín ngưỡng Việt Nam dành được nhiều cảm tình của người đọc. Với một câu chuyện rất thuần Việt cùng nội dung mạch lạc, Đại Nam Dị Truyện là cuốn truyện không thể thiếu trong kệ sách của những người yêu mến dòng truyện kinh dị, thế giới tâm linh. Hãy đọc và cùng chia sẻ cảm nhận của bạn với Nhà sách online Pibook bạn nhé!

- Ryo Nguyễn -

Bạn vừa xem bài viết Lạc vào mê cung kinh dị của Đại Nam Dị Truyện 

Ghi rõ nguồn Pibook.vn khi đăng tải lại bài viết này!

 

 

Bài viết liên quan
Review sách Hai mặt của gia đình - Choi KwangHuyn
Review sách Hai mặt của gia đình - Choi KwangHuyn

23/04/2024 23:56Minh Ngọc

Trong cuộc sống gia đình, không phải lúc nào cũng chỉ có những khoảnh khắc ấm áp và hạnh phúc;…

Xem tiếp
Review sách Hạt ngọc trai - John Steinbeck
Review sách Hạt ngọc trai - John Steinbeck

23/04/2024 23:23Minh Hằng

Cuốn tiểu thuyết 'Hạt ngọc trai' của John Steinbeck không chỉ là một câu chuyện giản dị về một ngư…

Xem tiếp
Review sách Nữ quyền cho tất cả mọi người - bell hooks
Review sách Nữ quyền cho tất cả mọi người - bell hooks

22/04/2024 02:40Minh Ngọc

Trong thời đại thông tin bùng nổ như hiện nay, "Nữ quyền cho tất cả mọi người" của bell hooks…

Xem tiếp
Review sách Tên gọi khác của nhà -Jasmine Warga
Review sách Tên gọi khác của nhà -Jasmine Warga

19/04/2024 01:45Minh Hằng

Trong một thế giới nơi những biến động không ngừng nghỉ, 'Tên gọi khác của nhà' của Jasmine Warga là…

Xem tiếp
Review sách Chú bé mang Pyjama sọc - John Boyne
Review sách Chú bé mang Pyjama sọc - John Boyne

18/04/2024 16:51Minh Ngọc

Trong thế giới của những câu chuyện kể, ít có tác phẩm nào làm chúng ta phải đối mặt với…

Xem tiếp
Review sách Sự trung thực của xác chết - Hajime Nishio
Review sách Sự trung thực của xác chết - Hajime Nishio

17/04/2024 16:06Thanh Nhã

Trong thế giới tĩnh lặng của phòng giải phẫu, nơi mỗi câu chuyện cái chết được kể lại không lời,…

Xem tiếp
Review sách Dưới cánh cửa thầm thì - TJ Klune
Review sách Dưới cánh cửa thầm thì - TJ Klune

16/04/2024 12:02Minh Hằng

Trong cuộc sống đầy bộn bề và xô bồ, đôi khi chúng ta cần một câu chuyện nhẹ nhàng nhưng…

Xem tiếp
Review sách Vào vùng nước xoáy - Edgar Allan Poe
Review sách Vào vùng nước xoáy - Edgar Allan Poe

16/04/2024 00:50Minh Ngọc

Khi bước vào thế giới của 'Vào Vùng Nước Xoáy' bạn không chỉ đơn thuần đọc một cuốn sách; bạn…

Xem tiếp
Review sách Hòn đá mù – Natalie Haynes
Review sách Hòn đá mù – Natalie Haynes

12/04/2024 16:04Thanh Nhã

Trong màn đêm của những huyền thoại cổ xưa, 'Hòn Đá Mù' của Natalie Haynes đã phá vỡ mọi khuôn…

Xem tiếp
Review sách Màu tím - Alice Walker
Review sách Màu tím - Alice Walker

12/04/2024 01:36Minh Ngọc

Khi tác phẩm văn học trở thành tiếng nói đòi hỏi công lý và sự thừa nhận, "Màu Tím" của…

Xem tiếp