36 câu trích dẫn đáng nhớ từ tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh


Trích Dẫn Hay | 30/10/2023 23:03| Minh Ngọc

Lượt xem: 4256

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Ngọn đèn sáng soi con đường thiền

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, người có tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh ra tại miền Trung Việt Nam vào ngày 11 tháng 10 năm 1926. Từ khi còn rất trẻ, ông đã theo học Phật giáo tại chùa Từ Hiếu, thành phố Huế và trở thành một tu sĩ Phật giáo khi mới 16 tuổi.

Sự nghiệp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh gắn liền với việc nghiên cứu và truyền bá Phật pháp, và ông đã có một ảnh hưởng rất lớn đối với phong trào Mindfulness, một phong trào về sự tỉnh táo và ý thức hiện tại. Ông đã tạo ra một thư viện giá trị của hơn 100 cuốn sách Phật giáo, bao gồm những tác phẩm nổi tiếng như "Phép lạ của sự tỉnh thức", "Tâm tình với Đất Mẹ", "Hướng đi của Đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi", "Đường xưa mây trắng", "Từng bước nở hoa sen", "Giận", “Không diệt không sinh đừng sợ hãi”, “Muốn an được an”…

40 câu trích dẫn đáng nhớ từ tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Những cuốn sách của Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã nhận được sự yêu mến nồng nhiệt từ độc giả toàn thế giới. Những bài học về triết lý nhân sinh mà ông đúc kết từ nhiều khía cạnh của cuộc sống đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho chúng ta thêm sự thông thái và yêu thương. Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn gửi tới bản đọc bài tổng hợp những câu trích dẫn hay nhất, đang nhớ nhất từ những tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, mời bạn xem bên dưới!

36 câu trích dẫn đáng nhớ từ tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

1. Nhờ có năng lượng chánh niệm mà ta biết được những gì đang có mặt trong giây phút hiện tại, kể cả người mà ta thương. (Giận)

2. Chúng ta giam mình trong cái bản ngã nhỏ bé, chỉ nghĩ đến những điều kiện thuận lợi trước mắt cho riêng mình trong khi lại phá hủy những cái lớn lao hơn. Một ngày nọ, bỗng nhiên tôi nhận ra rằng mặt trời là trái tim của tôi. Nếu trái tim tôi ngừng đập thì tôi sẽ chết, nhưng nếu mặt trời, một trái tim khác của tôi ngừng hoạt động thì tôi cũng sẽ chết ngay lập tức. (Muốn an được an)

3. Chúng ta đau đớn vì chúng ta không hiểu. Đám mây không mất đi đâu cả. Người thương của ta cũng vậy. (Không diệt, không sinh đừng sợ hãi)

4. Chúng ta mãi bôn ba, rong ruổi cuộc trong cuộc sống. Chúng ta không có khả năng hay cơ hội dừng lại để nhìn sâu vào cuộc đời của mình. Chúng ta phải nhìn lại, và nhìn sâu vào cuộc đời của mình. Chúng ta phải nhìn lại, và nhìn sâu để có thể hiểu. (Giận)

5. Khi tiếp xúc được với những gì tươi mát, lành mạnh trong ta và ngoài ta, ta mới biết được giá trị của chúng để mà trân quý, bảo vệ và chăm sóc chúng. Lúc ấy, ta mới thấy rằng những yếu tố đem đến an lạc và hạnh phúc luôn sẵn có trong mỗi chúng ta. (An lạc từng bước chân)

6. Mỗi ngày, khi làm, nghĩ hay nói điều gì ta phải nói, nghĩ và làm với sự bình an. Nếu ý thức được cách sống của mình, ý thức cách ta tiêu thụ, cách ta nhìn nhận vấn đề thì ta sẽ biết cách chế tác an lạc ngay trong giây phút hiện tại, giây phút ta đang sống. (Muốn an được an)

7. Không được chánh niệm hướng dẫn trong cách ăn uống và sản xuất, ta sẽ đối xử rất bạo động với chính thân thể của mình, với mọi loài sinh vật trên trái đất này. Đất mẹ đã phải gánh chịu rất nhiều khổ đau vì cách ăn uống thiếu chừng mực của chúng ta. (Hướng đi của Đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi)

8. Cuộc đời chung quanh ta có rất nhiều khổ đau, ta phải biết tiếp xúc với khổ đau để nuôi lớn lòng từ bi. Để có đủ sự vững chãi, ta phải biết ôm ấp những yếu tố tích cực. Khi ta thấy có những người biết sống chánh niệm, biết mỉm cười và cư xử với nhau bằng tình thương thì ta có niềm tin cho tương lai. (Hướng đi của Đạo Bụt cho hòa bình và sinh môi)

câu trích dẫn đáng nhớ từ tác phẩm của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

9. Bản chất thật sự của chúng ta có tính cách vô sinh bất diệt. Chúng ta không cần phải đi đâu mới tiếp xúc được bản chất chân thực của mình. Sóng không cần phải đi tìm nước vì chính nó là nước. Chúng ta không cần đi tìm Thượng đế hay Niết bàn, hay bản chất tuyệt đối, vì chúng ta là Niết bàn, là Thượng đế. (Không diệt, không sinh đừng sợ hãi)

10. Bụt dạy khi đầy đủ nhân duyên thì sự việc biểu hiện, và chúng ta nói nó hiện hữu. Khi thiếu một hoặc hai điều kiện, sự việc đó không biểu hiện như trước thì ta nói nó không hiện hữu. Theo Bụt, nói rằng thứ này có hay không là sai. Trong thực tại, không có thứ gì hoàn toàn có hay hoàn toàn không hiện hữu. (Không diệt, không sinh đừng sợ hãi)

11. Trái Đất đã mất cân bằng. Việc chúng ta mất kết nối với nhịp điệu tự nhiên của Trái Đất là nguyên nhân của nhiều căn bệnh hiện đại. (Tâm tình với Đất Mẹ)

12. Chăm sóc môi trường không phải là một nghĩa vụ mà là vấn đề sống còn, là hạnh phúc của mỗi cá nhân và tập thể. Chúng ta sẽ sống và phát triển cùng nhau và cùng với Đất Mẹ hoặc tất cả đều không thể sống còn. (Tâm tình với Đất Mẹ)

13. Nếu không có sự tĩnh lặng trong tự thân, nếu thân tâm ta đầy rẫy những sự ồn ào, náo loạn, thì ta không thể nghe được tiếng gọi của vẻ đẹp. (Tĩnh lặng)

14. Hạnh phúc chỉ có thể là bây giờ, hoặc không bao giờ! Ta cần phải biết lựa chọn: An trú trong hiện tại, hạnh phúc trong hiện tại hay là trầm luân? Hơi thở và bước chân là những chiếc phao giúp ta nổi lên trên dòng chảy của quá khứ, của tương lai mà không bị nó nhân chìm. (Con đã có đường đi)

15. Chúng ta đã đi lang bạt quá nhiều rồi. Chúng ta mong ước có một nơi để quay về, để nương tựa, để có sự bình an trong thân tâm. Chúng ta không nên tìm nơi nương tựa đó ở ngoài, hãy tìm nó ngay trong giây phút hiện tại, trong năm uẩn của mình. (Con đã có đường đi)

16. Khổ đau hay hạnh phúc đều mang tính hữu cơ, nghĩa là có thể chuyển đổi được. Hạnh phúc nếu không khéo gìn giữ thì một ngày nào đó sẽ mất, sẽ trở thành khó khăn và đau khổ. (Tìm bình yên trong gia đình)

17. Thấy được tính vô thường của vạn vật, mình sẽ có một cái nhìn điềm đàm và trầm tĩnh, vì vậy những vô thường xảy đến không làm xáo động được tâm mình. (Đường xưa mây trắng)

18. Cho rằng có trên có dưới là sai. Cái gì ta nghĩ là phía dưới có thể ở phía trên của người khác, ở nơi khác. (Không diệt, không sinh đừng sợ hãi)

19. Kẻ thù đích thực của chúng ta chính là sự lãng quên. Nếu chúng ta nuôi dưỡng chánh niệm mỗi ngày và tưới tẩm những hạt giống bình an trong ta và trong những người xung quanh ta, ta sẽ trở nên sống động, và ta có thể giúp cho chính mình cũng như những người khác đạt đến an ổn và từ bi. (Để có một tương lai)

20. Nghiệp là nền tảng mà ta nương tựa. Chúng ta chỉ có một nền tảng để nương tựa. Đó là nghiệp. Chúng ta sẽ chịu lãnh hoa trái của tất cả hành động, thiện hay bất thiện, của ta. (Fear – Hóa giải Sợ hãi bằng tình thương)

21. Muốn làm cho tâm an thì sự thực tập là quan trọng nhất. Tâm an rồi, sự bực bội và lo lắng không còn nữa, thì ta đã có hạnh phúc rồi, và ta có thể chấp nhận được hoàn cảnh. Hạnh phúc là tùy tâm chứ không phải tùy cảnh. (Chỉ nam thiền tập dành cho người trẻ)

22. Nếu bạn có thể thở vào, thở ra và bước đi với tinh thần đã về - đã tới - bây giờ - ở đây thì bạn sẽ thấy mình vững chãi và tự do hơn ngay lập tức. Bạn đã đứng vững được trong hiện tại, ngay tại địa chỉ chính thức của bạn. Không có gì thúc đẩy bạn phải chạy hoặc sợ hãi. (Không diệt, không sinh đừng sợ hãi)

23. Khi chúng ta thấy được những hì xảy ra trong giây phút hiện tại, chúng ta cũng sẽ biết được những gì xảy ra khi chết. Tất nhiên là có sự tiếp nối, nhưng sự tiếp nối này không cần phải đợi đến giờ phút chết mới thấy được. Sự tiếp nối xảy ra ngay bây giờ và ở đây. Chúng ta được tái sinh trong mỗi giây phút. (Bụt là hình hài, bụt là tâm thức)

24. Trở về với bạn, trở về với hơi thở, với nụ cười, với chính mình, trong một tư thế vững chãi và an nhiên. Đó là một hạnh phúc lớn. Bạn phải có khả năng thưởng thức những giờ phút ấy. Bạn nên tự hỏi: “Giờ phút này mà không an lạc thì giờ phút nào ta mới được an lạc?” (Từng bước nở hoa sen)

25. Yên lặng là một điều thiết yếu.
Chúng ta cần yên lặng,
như cần không khí,
như cây cần ánh sáng.
Nếu tâm trí chúng ta đầy ắp những ngôn từ
và suy nghĩ
Thì chúng ta sẽ không có không gian. (Tĩnh lặng)

26. Kẻ thù của chúng ta không phải là con người; kẻ thù của chúng ta là tham, sân, si, mạn, nghi, kiến. Mà tham, sân, si, mạn, nghi, kiến cũng không phải là kẻ thù ta, bởi đó là rác mà chúng ta cần để chuyển thành hoa. Cái nhìn của đạo Bụt là như vậy. (Thả một bè lau)

27. Nên nhớ rằng, cảm xúc chỉ là một cảm xúc. Cảm xúc đến trong ta một thời gian rồi sẽ biến đi. Thế thì tại sao ta lại phải chết vì cảm xúc? Ta còn có nhiều cái khác hơn là cảm xúc. Đây là điều quan trọng phải nhớ. Khi có một cảm xúc mạnh thì hãy tiếp tục thở hơi thở chánh niệm, hướng về huyệt đan điền và luôn nhớ rằng cảm xúc mạnh sẽ đi qua. (Giận)

28. Thật ra sống chết diễn ra trong cơ thể chúng ta suốt ngày đêm. Bất kỳ lúc nào cũng có nhiều tế bào chết và nhiều tế bào mới ra đời. Tâm ta cũng vậy. Các ý nghĩ đến rồi đi. Các cảm xúc sinh ra rồi hoại diệt. Biểu hiện, ngừng biểu hiện, liên tục tiếp nối nhau. Không có sinh, không có diệt, chỉ có sự chuyển hóa tiếp tục mà thôi. (Không diệt, không sinh đừng sợ hãi)

29. Mỗi người trong chúng ta, bất kể thuộc quốc gia và niềm tin tôn giáo nào đều có thể trải nghiệm được tình yêu và sự ngưỡng mộ khi chiêm ngưỡng vẻ đẹp và sự nhiệm màu của Đất Mẹ và vũ trụ. (Tâm tình với Đất Mẹ)

30. Lắng nghe sâu với tâm thương yêu, bạn sẽ hiểu người kia sâu sắc hơn và thương yêu sẽ được nuôi dưỡng. Nền tảng của thương yêu là hiểu biết, và hiểu biết trước hết là hiểu biết khổ đau. Tất cả chúng ta đều cần được thấu hiểu. (Nghệ thuật thiết lập truyền thông)

31. Chúng ta tin tưởng quá nhiều vào kỹ thuật truyền thông. Nhưng đằng sau các dụng cụ ấy ta có trí óc. Trí óc là dụng cụ truyền thông căn bản. Nếu trí có ta tê liệt thì không một dụng cụ nào có thể thay thế giúp ta truyền thông với chính ta hay với người khác. (Nghệ thuật thiết lập truyền thông)

32. Sự sống chung quanh ta tràn đầy những mầu nhiệm như ly nước trong, tia nắng ấm, con bươm bướm, chiếc lá, nụ hoa, tiếng cười hay giọt mưa… Nếu sống trong tỉnh thức, ta sẽ dễ dàng nhận ra được những mầu nhiệm ấy đang có mặt khắp nơi. (Hạnh phúc cầm tay)

33. Khi đã biết một người đang đau khổ và thấy rõ nguồn gốc của đau khổ nơi người ấy thì ta khởi tâm từ bi. Ta không còn ý muốn trừng phạt hay trách móc. Ta có thể lắng nghe và nói lời ái ngữ với tâm hiểu và thương. Và người nghe ta sẽ cảm thấy thoải mái vì những lời đầy hiểu và thương của ta. (Nghệ thuật thiết lập truyền thông)

34. Nếu chúng ta nắm giữ một cái gì đó và coi đó là chân lý rồi mắc kẹt vào đó, thì cho dù sự thực có đến gõ cửa nhà ta, ta cũng không chịu mở cửa. Chúng ta phải sẵn sàng buông bỏ cái thấy của ta. (Muốn an được an)

35. Nếu bạn có thể thở vào, thở ra và bước đi với tinh thần đã về - đã tới - bây giờ - ở đây thì bạn sẽ thấy mình vững chãi và tự do hơn ngay lập tức. Bạn đã đứng vững được trong hiện tại, ngay tại địa chỉ chính thức của bạn. Không có gì thúc đẩy bạn phải chạy hoặc sợ hãi. (Không diệt, không sinh đừng sợ hãi)

36. Hãy học cách sống hạnh phúc, bình an và sung sướng ngay hôm nay. Hãy tập nhìn sâu để hiểu được bản chất thật của sinh tử, như vậy bạn sẽ được chết bình an, không sợ hãi. Đấy là điều ai cũng có thể làm được. (Không diệt, không sinh đừng sợ hãi)

Xem thêm bài viết:


Tổng hợp: Minh Ngọc

Sản phẩm liên quan
Tĩnh Lặng | Thích Nhất Hạnh 30%

Tĩnh Lặng | Thích Nhất Hạnh

48.300đ

69.000đ

(17)

Muốn An Được An 30%

Muốn An Được An

45.500đ

65.000đ

(20)

Con Đường Chuyển Hóa 30%

Con Đường Chuyển Hóa

62.300đ

89.000đ

(16)

Sen Nở Trời Phương Ngoại 30%

Sen Nở Trời Phương Ngoại

82.600đ

118.000đ

(10)

Con Đã Có Đường Đi 30%

Con Đã Có Đường Đi

139.300đ

199.000đ

(17)

Hỏi Đáp Từ Trái Tim 30% Cháy hàng

Hỏi Đáp Từ Trái Tim

104.300đ

149.000đ

(22)

Tay Thầy Trong Tay Con 30%

Tay Thầy Trong Tay Con

55.300đ

79.000đ

(12)

Tìm Bình Yên Trong Gia Đình 30%

Tìm Bình Yên Trong Gia Đình

69.300đ

99.000đ

(20)

Trong Cái Không Có Gì Không? 25%

Trong Cái Không Có Gì Không?

120.000đ

160.000đ

(0)

Trái Tim Của Bụt (Tái Bản) 30%

Trái Tim Của Bụt (Tái Bản)

188.300đ

269.000đ

(6)

Bài viết liên quan
3 bài học từ
3 bài học từ "Đi tìm lẽ sống" giúp bạn sống trọn vẹn

23/08/2024 23:23Minh Ngọc

Giữa hàng ngàn đầu sách self-help hứa hẹn mang đến hạnh phúc, “Đi tìm lẽ sống” của Viktor E. Frankl…

Xem tiếp
Sống tốt hơn với 9 bài học đầy cảm hứng từ Mark Twain
Sống tốt hơn với 9 bài học đầy cảm hứng từ Mark Twain

01/07/2024 19:27Thanh Nhã

Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào để vượt qua những thử thách khắc nghiệt của cuộc sống…

Xem tiếp
78 câu nói truyền cảm hứng của Pablo Picasso về nghệ thuật, hội họa và sự sáng tạo
78 câu nói truyền cảm hứng của Pablo Picasso về nghệ thuật, hội họa và…

26/06/2024 02:12Thanh Nhã

Pablo Picasso, nghệ sĩ lỗi lạc của thế kỷ 20, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong thế giới…

Xem tiếp
40 câu nói hay nhất của Stephen Hawking về cuộc sống và khoa học
40 câu nói hay nhất của Stephen Hawking về cuộc sống và khoa học

24/06/2024 22:49Thanh Nhã

Stephen Hawking, nhà khoa học lừng danh và được ngưỡng mộ nhất của thời hiện đại, đã để lại cho…

Xem tiếp
Sống khôn ngoan với 8 triết lý của Lão Tử dành cho người trẻ
Sống khôn ngoan với 8 triết lý của Lão Tử dành cho người trẻ

11/06/2024 00:22Thanh Nhã

Bạn có thể đón nhận cuộc sống mà không kiểm soát nó không? Bạn có thể đạt được mục tiêu…

Xem tiếp
5 bài học từ cuốn sách
5 bài học từ cuốn sách "Tâm lý học thành công" để tiến xa hơn…

03/06/2024 02:08Thanh Nhã

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao một số người dường như luôn tiến bộ và đạt được thành…

Xem tiếp
80 câu nói để đời khơi gợi cảm hứng sống của Victor Hugo
80 câu nói để đời khơi gợi cảm hứng sống của Victor Hugo

27/04/2024 16:44Minh Ngọc

Victor Hugo không chỉ là một biểu tượng của văn học Pháp với các tác phẩm như "Thằng gù nhà…

Xem tiếp
Triết lý sống đẹp: 40+ câu trích dẫn truyền cảm hứng của Marcus Aurelius
Triết lý sống đẹp: 40+ câu trích dẫn truyền cảm hứng của Marcus Aurelius

24/04/2024 15:19Thanh Nhã

Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu sắc hơn về triết học Khắc kỷ và cách sống một cuộc sống tốt…

Xem tiếp
Từ trang sách đến trí tuệ: 40 nhà văn nổi tiếng chia sẻ quan điểm về việc đọc sách
Từ trang sách đến trí tuệ: 40 nhà văn nổi tiếng chia sẻ quan điểm…

22/04/2024 23:54Thanh Nhã

Trong thế giới của những trang sách, mỗi câu chữ không chỉ giải trí mà còn là nguồn cảm hứng…

Xem tiếp
11 Bài học sâu sắc từ tác phẩm thiếu nhi của Roald Dahl
11 Bài học sâu sắc từ tác phẩm thiếu nhi của Roald Dahl

16/04/2024 18:05Minh Hằng

Roald Dahl, một trong những nhà văn thiếu nhi hàng đầu thế giới, đã để lại cho chúng ta không…

Xem tiếp
Xem nhiều nhất

Cùng tác giả