Có một người thầy giáo luôn để lại sự kính trọng cho bao thế hệ học trò, người cha mẫu mực, nghiêm cẩn khiến con cái tôn trọng, noi theo, người chồng luôn khiến vợ thương yêu, mong nhớ, người bệnh nhân kiên cường chiến đấu với bệnh tật đến nơi thở cuối cùng - đó là nhà giáo Văn Như Cương, người Hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường dân lập đầu tiên tại Việt Nam, trường THPT Dân lập Lương Thế Vinh.
Để giúp độc giả hiểu hơn về những di sản vừa hữu hình, vừa vô hình trong gần 60 năm sự nghiệp trồng người của thầy Văn Như Cương, nhà văn, nhà báo Hồ Bất Khuất, một trong những người có cơ may cũng như điều kiện gần gũi, tiếp xúc thân tình nhiều năm với thầy đã chắp bút viết cuốn “Nhà giáo Văn Như Cương và những điều còn mãi”.
Xem thêm bộ sách Thầy Cô Giáo Hành Phúc Sẽ Thay Đổi Cả Thế Giới
Nhà giáo Văn Như Cương lúc nào cũng khiến những người tiếp xúc với ông cảm thấy thú vị. Ông làm được điều đó vì có trí tuệ sắc sảo, kiến thức uyên thâm và sự độc đáo trong giao tiếp. Ông bình dị, mộc mạc, gần gũi nhưng luôn tỏa ra sự lịch lãm, thanh tao, cao thượng. Nhà giáo Văn Như Cương là người có tư tưởng, có triết lý trong giáo dục nên những việc ông làm đều nhất quán và có cơ sở thành công.
Từ một đứa trẻ mắc chứng rối loạn thần kinh Tourette tới một người thầy vĩ đại, đó là câu chuyện về nghị lực phi thường của Brad Cohen.
Vào những năm 1980, khi Brad lớn lên, các bác sĩ không biết nhiều về chứng rối loạn thần kinh Tourette này, xã hội hầu như không biết tới sự tồn tại của nó. Brad bị mọi người xung quanh kì thị, bị chế nhạo, đánh đập, bị chối bỏ khỏi các rạp chiếu phim, nhà hàng… và tệ nhất là anh bị chính những người thầy cô của mình đuổi ra khỏi lớp học. Họ coi anh là một đứa trẻ bất trị, thậm chí có người còn cho rằng anh bị ma ám.
Độc giả có thể nghĩ rằng những đứa trẻ bị đối xử như vậy sẽ chỉ ru rú trong xó nhà, tránh xa tất cả các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể. Nhưng không, Brad chọn cho mình cách ứng xử khác. Chính thời thơ ấu khắc nghiệt ấy đã thúc đẩy anh trở thành một giáo viên biết cảm thông, chia sẻ và động viên học trò, người thầy mà chính anh chưa bao giờ có được.
“Mỗi chúng ta đều có lựa chọn nhìn ly nước cuộc sống nửa đầy hoặc nửa vơi. Riêng về phần tôi, từ lâu tôi đã chọn cách nhìn ly nước của mình lúc nào cũng đầy ắp”
“Vừa vào lớp một được vài ngày, Totto-chan đã bị đuổi học!!!”
Totto chan bị cô giáo kết luận là một đứa bé hư hỏng, mơ mộng hão huyền, đầu óc trên mây và khả năng tập trung kém. Thế là Totto-chan phải chuyển trường.
Đây là một câu chuyện của một cô bé tiểu học kể về những năm học đầu đời. Và câu chuyện nhẹ nhàng, trong sáng ấy lại là một bài học lớn về cách nhìn nhận, đánh giá trẻ em cũng như cách chúng ta đối xử với trẻ em.
Mẹ đã chuyển trường cho em mà không nói em bị đuổi để em không bị tự ti. Hay khi mẹ biết chắc mấy con gà con sẽ chết khi Totto-chan cứ nằng nặc đòi mua nhưng mẹ vẫn mua, và để Totto-chan trải nghiệm cảm giác đau khổ khi phải chôn những chú gà con ấy, tự chịu hậu quả cho việc làm của mình.
Ngôi trường cũng là mơ ước của biết bao phụ huynh và học sinh, nơi mà thầy hiệu trưởng có thể bỏ ra hàng giờ để ngồi nghe học trò kể những chuyện trên trời dưới biển. Nơi mà trẻ con có thể tự đi tàu điện tới trường, nơi mà trường học nằm trong không gian thiên nhiên hòa với ruộng vườn xung quanh.
Trên hòn đảo Belitong, Indonesia, một gia đình cu li làm lụng cả ngày chỉ để nhận 5 đô 1 tháng. 7 tuổi, những đứa trẻ không mơ về trường lớp, bài giảng, mà là những nông trường khai thác tiêu, những mỏ khai thác thiếc rộng lớn. Họ cho rằng học tập chỉ dành cho những con em nhà giàu, việc học vừa tốn kém mà còn chẳng được lợi lộc gì.
10 đứa trẻ của ngôi trường đều là những đứa trẻ trong ngôi trường nghèo khó, cha mẹ chỉ biết làm quần quật từ sáng đến đêm để nuôi sống gia đình. Chẳng có ông bố, bà mẹ nào hứng thú với việc đưa con tới trường. Chúng đi học mà còn chẳng có compa, thước kẻ, đi học mà đầu tóc bờm xờm, chân mang dép lốp ô tô, lem luốc. Nhưng chính cuộc sống khó khăn ấy là động lực để chúng đến trường thường xuyên hơn. Bọn trẻ đón nhận việc học với tất cả sự hang say, nhiệt tình và cực kì nghiêm túc. Những đứa trẻ ấy xứng đáng được gọi là những “chiến binh” kiên cường, mạnh mẽ nhất.
Xem chi tiết tại đây: Chiến binh cầu vồng
Ở ngôi trường ấy còn có hai chiến binh khác, đó là thầy Harfan và cô Mus, những giáo viên nghèo khổ đầy tâm huyết mang giáo dục đến với những trẻ em nghèo ở đảo Belitong. Một người thầy giáo 50 năm không nhận được một rupi tiền lương nào, đến tận khu làm việc của cu li để động viên trẻ em đến trường. thầy cống hiến hết mình cho giáo dục, và chết ngay trên bàn làm việc, lặng im, không ai biết. Một cô giáo trẻ từ bỏ công việc mơ ước, bước vào nghiệp giáo với nhiều tâm huyết, cùng học sinh bước qua muôn vàn thử thách. Cô chính là thủ lĩnh tinh thần đáng tự hào của các chiến binh.
Người thầy là một cuốn hồi ức của một thầy giáo người Mỹ. Cuốn sách được đánh giá là một cuốn sách văn chương có giá trị thực hành cao, và đã đạt giải thưởng Pulitzer. Thầy Frank đã đi hết bao nhiêu gian khổ trong 30 năm dạy học và được học sinh yêu mến không phải do ông dạy những gì mà là bởi ông đã dạy như thế nào.
Frank là người thầy trong thế hệ học trò bất trị. Những đứa trẻ đánh nhau vì kì thị và phân biệt chủng tộc, tranh giành một bạn nữ, cãi lại thầy cô là chuyện xảy ra thường như cơm bữa. Thầy Frank nhận ra rằng thầy giáo không nên tiếc thời gian lắng nghe từng cá tính khác nhau trong lớp
Thầy cũng là người giáo viên chân thực. Thầy không ngại che giấu những lần đánh nhau gây gổ, những lần yêu đương lăng nhăng thời còn sinh viên. Thầy cũng không ngần ngại thú nhận lỗi lầm lớn trong cuộc đời dạy học, ấy là đập tờ tạp chí sượt mặt học trò.
Thầy cũng là người bãi bỏ áp lực bài vở. Giờ học Anh văn của thầy Frank, học sinh không bị ép học thuộc lòng một bài thơ nào. Các em được tổ chức thảo luận, không khí lớp học luôn hăng say và thích thú. Triết lý giáo dục của thầy là “thứ cần vận động nhiều nhất là tâm hồn”.
Xem chi tiết tại đây: Người thầy - Hồi ức của một nhà giáo Mỹ
Cuốn sách được Kirkus Review đánh giá là “một cuốn sách cũng nên là tài liệu bắt buộc đọc cho mọi giáo viên ở Mỹ”. Và Ký giả Ron Charles dành tặng lời khen rằng “Ông đã miêu tả một người thầy mà tất cả chúng ta đều ao ước có được”
Những tấm lòng cao cả là câu chuyện được viết theo hình thức nhật ký của Erico Bottini, một cậu học trò 10 tuổi ở Ý. Qua ngòi bút của con trẻ, dù chỉ là một nét chấm phá nhưng Edomdo đã viết nên một thiên trường ca về nghề dạy học với những tấm gương sáng của các thầy cô, về tình yêu thương học trò vô bờ bến của họ.
“Những tấm lòng cao cả” là những câu chuyện được tác giả kể lại hết sức bình dị, gần gũi với cuộc sống đời thường của mỗi người, không sáo rỗng, dập khuôn theo một quy tắc đạo đức nào cả. Người đọc có thể lắng đọng theo cảm nhận cá nhân, có thể tự truy vấn bản thân mình qua từng câu chuyện.
Ra đời từ cách đây rất lâu nhưng những bài học về giáo dục đạo đức con người trong cuốn sách chưa bao giờ là lạc hậu cả. Tất cả hướng ta đến gần ơn với cái chân, thiện, mỹ, hoàn thiện bản thân và sống một cuộc sống vẹn tròn, đầy ý nghĩa.
Quyển sách tiếp nối được viết bởi hơn 150 nhà văn tự do, những người từng là "cá biệt". Tuy đâu đó trong sách có những lời tục tĩu, sự thực phũ phàng về tệ phân biệt chủng tộc và sự chia cắt làm tan vỡ những trái tim do nạn lạm dụng tình dục, nhưng một thông điệp xuyên suốt về niềm hi vọng của con người đã được vang lên.
Người gieo hy vọng là những gì chúng ta cần suy nghĩ và học tập, cần biết và làm, cần thay đổi và góp phần thay đổi cách giáo dục
Người gieo hy vọng là cuốn sách tập hợp các câu chuyện của những giáo viên, họ đã để ngỏ cuộc sống của mình, thể hiện sự sợ hãi của bản thân, và bày tỏ những sự thực đau lòng đằng sau việc dạy học. Các giáo viên của Những nhà văn Tự do đã hội tụ lại để chia sẻ những câu chuyện chân thực từ lớp học của họ: những thăng trầm, những thảm kịch, những niềm vui, tất cả được thể hiện để tạo dựng một phạm vi hiểu biết mới về ý nghĩa của việc trở thành một người giáo viên.
Vào năm 1994, Erin Gruwell - một giáo viên Ngữ văn mới 23 tuổi và tràn đầy lý tưởng - về dạy tại trường Trung học Wilson, Long Beach, California. Như nhiều giáo viên mới ra trường khác, cô phải đương đầu với một lớp học toàn những học sinh cá biệt, những thành phần “hết thuốc chữa” và vô cùng “nguy hiểm”. Ban đầu, gần như cả lớp đều tỏ thái độ chống đối cô bằng những trò quậy phá, đánh nhau trong lớp, trốn tiết… nhưng cô vẫn không đầu hàng. Cô có niềm tin mạnh mẽ rằng giáo dục có thể chiến thắng cả những nghịch cảnh tồi tệ nhất và cô hạ quyết tâm các học sinh “hết thuốc chữa” của mình phải có được cơ hội giáo dục bình đẳng như tất cả mọi người.
Xem chi tiết tại đây: Viết lên hy vọng
Tôi học đại học là cuốn tự truyện của nhà văn - Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký, người thầy được rất nhiều người kính trọng bởi nghị lực phi thường. Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt hai tay từ năm 4 tuổi nhưng với tinh thần ham học Nguyễn Ngọc Ký đã tập viết bằng chân.
Nguyễn Ngọc Ký đã hai lần được Bác Hồ thưởng huy hiệu vì thành tích vượt khó học giỏi. Thầy tốt nghiệp Đại học Tổng hợp Hà Nội, khoa ngữ văn năm 1970. Sau đó trở thành Nhà giáo ưu tú năm 1992 và cũng là nhà văn Việt Nam đầu tiên viết bằng chân. Từ nhiều năm nay, hình ảnh thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký đã trở thành tấm gương hiếu học cho nhiều thế hệ.
Tổng hợp: Narki
Bạn vừa xem bài viết 9 Cuốn Sách Truyền Cảm Hứng Cho Tình Yêu Nghề Báo
Ghi rõ nguồn Pibook.vn khi đăng tải lại bài viết này!