Trung thu là dịp lý tưởng để khơi dậy sự hứng thú và khám phá của các bé mầm non. Bạn đang tìm kiếm những câu đố dễ dàng và thú vị để tổ chức buổi vui trung thu cho các bé mầm non ở trường? Hãy cùng chuyên mục blog Nuôi dạy trẻ từ 3-6 tuổi của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn khám phá 20 câu đố về tết trung thu cho trẻ mẫu giáo theo thứ tự từ dễ đến khó, với chủ đề xoay quanh tết trung thu và mâm ngũ quả trung thu, hứa hẹn sẽ mang lại niềm vui và sự hào hứng cho các bé mẫu giáo
Câu đố 1: Con gì đuôi ngắn tai dài, mắt hồng lông mượt, có tài chạy nhanh?
A. Con mèo
B. Con thỏ
C. Con nai
- Đáp án: B. Con thỏ
Câu đố 2: Mùa gì bé đón trăng rằm, rước đèn phá cỗ, chị Hằng cùng vui?
A. Mùa Xuân
B. Mùa Hạ
C. Mùa Thu
- Đáp án: C. Mùa Thu
Câu đố 3: Mọi đêm quen ở trên trời, Trung thu bạn rước tôi đi cùng, là cái gì?
A. Vì sao
B. Mặt trăng
C. Đám mây
- Đáp án: B. Mặt trăng
Câu đố 4: Cây gì thân cao, lá thưa răng lược. Ai đem nước ngọt, đựng đầy quả xanh?
A. Cây dừa
B. Cây cọ
C. Cây ổi
- Đáp án: A. Cây dừa
Câu đố 5: Thơ hỏi con gì?
Con gì lông vằn mắt xanh.
Dáng đi uyển chuyển, nhe nanh tìm mồi.
Thỏ, nai gặp phải hỡi ôi.
Muông thú khiếp sợ tôn ngôi chúa rừng?
A. Con cáo
B. Con báo
C. Con hổ
D. Con ngựa
- Đáp án: C. Con hổ
Câu đố 6: Bánh gì vui tết trẻ con, trông trăng cắt bánh thơm ngon cả nhà?
A. Bánh dẻo
B. Bánh chưng
C. Bánh Trung thu
- Đáp án: C. Bánh Trung thu
Câu đố 7: Cái gì 5 cánh, có nến ở trong, đêm Rằm tháng Tám, trẻ con hay cầm?
A. Đèn lồng
B. Đèn cầy
C. Đèn ông sao
D. Đèn kéo quân
- Đáp án: C. Đèn ông sao
Xem thêm bài viết: 15 Trò chơi trung thu dân gian cho bé năm 2023
Xem thêm bài viết: Top 40 câu đối ý nghĩa, cao dao tục ngữ hay về Tết trung thu
Câu đố 8: Ba con vật mà bé thường thấy trong các điệu múa đêm rằm Trung thu là?
A. Lân - Sư tử - Rồng
B. Lân - Phụng - Rồng
C. Lân - Rồng - Rắn
- Đáp án: A. Lân - Sư tử - Rồng
Câu đố 9: Trong truyện cổ tích, chú Cuội vì lý do gì mà phải trốn lên mặt trăng?
A. Nói dối
B. Trốn nợ
C. Níu giữ cây đa có phép cải tử hoàn sinh
- Đáp án: C. Níu giữ cây đa có phép cải tử hoàn sinh
Câu đố 10: Theo dân gian, cùng sống với Hằng Nga và chú Cuội trên cung trăng là ai?
A. Trư Bát Giới
B. Thỏ Ngọc
C. Tôn Ngộ Không
- Đáp án: B. Thỏ Ngọc
Câu đố 11: Theo bé, sự tích Chú Cuội gắn liền với cây gì?
A. Cây sung
B. Cây đa
C. Cây bồ đề
- Đáp án: B. Cây đa
Câu đố 12: Đêm Tết Trung thu còn được gọi là đêm hội gì?
A. Hội Đèn lồng
B. Hội Trăng rằm
C. Hội Múa lân
- Đáp án: B. Hội Trăng rằm
Câu đố 13: Hai nhân vật được nhắc đến nhiều trong ngày Tết Trung thu là ai?
A. Chị Hằng và Thỏ Ngọc
B. Chú Cuội và Thỏ Ngọc
C. Chú Cuội và Chị Hằng
- Đáp án: C. Chú Cuội và Chị Hằng
Câu đố 14: Khi bị kéo lên Cung Trăng, chú Cuội mang theo vật gì?
A. Cây sáo
B. Cây búa
C. Cây rìu
- Đáp án: C. Cây rìu
Câu đố 15: Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào?
A. Trung Quốc
B. Hàn Quốc
C. Nhật Bản
- Đáp án: A. Trung Quốc
Câu đố 16. Trông như quả bóng tròn xanh, Đung đưa trên cành chờ Tết trung thu – Là quả gì?
A. Quả bưởi
B. Quả na
C. Quả khế
Đáp án: Quả bưởi
Câu đố 17: Quả gì nhiều mắt, khi chín nứt ra.
Ruột trắng nõn nà, hạt đen nhanh nhánh?
A. Quả dưa hấu
B. Quả dừa
C. Quả na
Đáp án: Quả na
Câu đố 18: Thơ quả gì?
Quả gì cong cong,
Xếp thành một nải
Nải xếp thành buồng
Khi chín vàng ươm
Ăn ngon ngọt lắm?
A. Quả chuối
B. Quả dưa chuột
C. Quả mãng cầu
Đáp án: Quả chuối
Câu đố 19: Ruột chấm vừng đen
Ăn vào mà xem
Vừa bổ vừa mát – Là quả gì?
A. Quả hồng xiêm
B. Quả thanh long
C. Quả mận.
Đáp án: Quả Thanh long
Câu đố 20: Quả gì tên gọi như hoa
Thu về chín đỏ như sơn son?
Quả mít
Quả hồng
Quả cam
Đáp án: Quả hồng
Tổng hợp: Minh Hằng