Khi ánh sáng của ngày 8/3 lan tỏa, nó không chỉ đánh dấu một ngày tôn vinh phụ nữ khắp thế giới, mà còn là dịp để chúng ta đắm mình trong những trang sách giàu cảm hứng. Độc giả @Chidocsach đã nói lên tiếng lòng của mình, bầu chọn ra 10 cuốn sách hay nhất về phụ nữ - những tác phẩm chạm đến trái tim, nâng cao tinh thần và mở rộng tầm nhìn. Từ những câu chuyện về sự dũng cảm, sự độc lập, cho đến những bài học về tình yêu và hy sinh, mỗi cuốn sách là một món quà tri ân sâu sắc đến hình ảnh người phụ nữ trong cuộc sống của chúng ta. Hãy cùng Blog sách hay của Nhà sách trực tuyến Pibook.vn khám phá và cảm nhận sức mạnh ngôn từ khi viết về những người phụ nữ phi thường qua 10 tác phẩm vô cùng đặc sắc này.
Có điều gì mà một người Mẹ không dám làm cho con mình không? Không gì cả. Không một điều gì cả.
Cũng như việc chẳng điều gì ngăn cản Mặt trời tỏa ánh nắng xuống Trái đất, một vài ngày không có nắng không phải do Mặt trời không còn ánh sáng, mà nó chỉ đang đợi để sau đó tỏa nắng ấm mãnh liệt hơn, chói chang hơn, và tình yêu mà một người Mẹ dành cho con cũng vậy, cứ tràn đầy, cứ mênh mông để sẽ chẳng khi nào con cảm thấy cô đơn.
Một cuốn sách vĩ đại về một người Mẹ vĩ đại, người Mẹ sống cả cuộc đời vì con, làm tất cả vì con. Câu hỏi “Điều gì là cao quý nhất trên cuộc đời này?”, giờ mình đã có câu trả lời: “TÌNH MẸ”.
Xem thêm: Review sách Lời hứa lúc bình minh
Nhân vật chính - Đới Phượng Liên, cả cuộc đời bà là hành trình đấu tranh chống lại các thế lực phong kiến lạc hậu cổ hũ luôn đè chặt lên đôi vai người phụ nữ, bà đấu tranh vì cuộc sống hạnh phúc, ham sống để vượt qua những ràng buộc để khẳng định được quyền tự do, quyền sống cá nhân, được thể hiện bản lĩnh và công sức của mình trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Nhật của nhân dân.
Một cuốn sách vừa khốc liệt, vừa bay bổng nhưng cũng rất thực, thẩm đãm tình yêu mà tác giả dành cho quê hương của mình.
Bính - một cô gái quê hiền lành, chất phác. Cô thường mang gạo lên chợ huyện để bán kiếm sống. Trong những lần đó, một gã trai trẻ tuổi, nói chuyện duyên dáng tên Chung, bắt đầu tiếp cận và tán tỉnh cô. Bính mới lớn, chưa biết gì về tình yêu, bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài và lời nói ngọt ngào của Chung. Bính ngây thơ tin tưởng và trao đời con gái cho Chung.
Từ một cô gái trong sáng, ngây thơ, từ đây sai lầm nối tiếp sai lầm, Bính trở thành gái điếm, sống cuộc đời nhục nhã và hèn mọn đầy tủi nhục.
Bốn chữ “Tiết hạnh khả phong” được đề cao trong xã hội phong kiến không cho phép Nhung - người phụ nữ góa phụ mới 20 tuổi được phép lấy ai khác ngoài người chồng đã khuất. Người phụ nữ ấy phải giữ gìn danh dự, tiết hạnh cho mình, cho gia đình và cho con. Cô phải dập tắt những cảm xúc thiết tha trong lòng, phải che giấu tình yêu đang cháy bỏng trong tim. Con tim khao khát được yêu thương, được hạnh phúc, nhưng đối tay không thể với tới...
Màu của nước là một tác phẩm đặc biệt của tác giả James McBride, kể về cuộc đời của Mẹ ông - một phụ nữ da trắng gốc Do Thái, đã yêu và cưới hai người chồng đều là người da đen.
Một cuốn sách chạm đến tận cùng vấn đề phân biệt chủng tộc, nhưng cũng tràn ngập tình cảm gia đình, niềm tin tôn giáo và khát vọng vượt qua khó khăn.
Chúng ta bấy lâu nay thường nhìn chiến tranh qua lăng kính của những người đàn ông, họ nhìn về quá khứ với sự tự hào, họ nhắc đến chiến tranh như những gì vẻ vang nhất trong cuộc đời, họ đeo những huân chương Sao đỏ, huân chương Dũng cảm, với họ chiến tranh là quá khứ vẻ vang và họ luôn luôn muốn ôn lại.
Vậy còn những người phụ nữ?
Ta có thể không biết, hoặc quên mất rằng phụ nữ đã có một cuộc chiến tranh khác, tàn bạo và khốc liệt hơn thế. Họ đã trải qua hai cuộc chiến, cuộc chiến vì Tổ quốc và sau đó là cuộc chiến vì chính bản thân họ, đầy khó khăn, đầy day dứt.
Một cuốn sách viết về phụ nữ trong và sau chiến tranh nhất định phải đọc mọi người.
Với một nghề nghiệp, nếu cảm thấy không hợp, chúng ta hoàn toàn có thể bắt đầu một công việc mới. Nhưng với nghề làm Mẹ, chúng ta không thể và cũng không được phép bỏ cuộc. Đó cũng là nghề mà những người phụ nữ dành cả cuộc đời họ, mong có thể làm thật trọn vẹn thiên chức của mình.
Mùi Mẹ - một cuốn tạp văn với những chiêm nghiệm, những suy ngẫm, những câu chuyện đời thường giản dị, được kể qua lời của một người phụ nữ trên hành trình từ khi còn là cô bé có Mẹ chở che và nhiều năm sau khi chính chị đã trở thành một người Mẹ. Một cuốn sách tuyệt vời để đọc nhân ngày Phụ nữ, và càng tuyệt vời hơn để dành tặng những người Phụ nữ xung quanh mình.
Nghề Đĩ cũng có phân loại ư? Nghề Đĩ cũng cần giấy chứng nhận Nghề Đĩ hơn 100 năm trước thì như nào?
Tất cả câu trả lời sẽ có trong Lục xì – thiên phóng sự đỉnh cao của Vũ Trọng Phụng viết về ‘các đệ tử của thần Bạch My.
Trong lịch sử văn chương từ trước đến giờ, mình dám tin rằng chưa có ai viết về vấn đề mại dâm được chân thực như Vũ Trọng Phụng và cũng chưa có ai thực sự dấn thân, dành nhiều tâm huyết và công sức viết về những người phụ nữ hành nghề Đĩ được rõ, được khách quan, được hay như thế. Với mình, tác phẩm này của cụ không đơn thuần chỉ là một phóng sự, mà còn là một kiệt tác văn chương, là một tác phẩm xuất sắc phản ánh đúng về văn hoá, về khoa học, chính trị, giáo dục và cả y học Việt Nam thời kì đó.
Nhất định nên đọc mọi người ơi!
Những người đàn bà tắm – nghe tên thôi đã cảm nhận được sự trần trụi ở cuốn sách này.
Và đúng là như thế, những người phụ nữ trong cuốn sách đều được miêu tả một cách chân thực nhất, rõ nét nhất, “Con Người” nhất. Hạnh phúc, yêu đương, ghen tuông, sai lầm, cô đơn hay tình dục,... tất cả những ngóc ngách sâu kín nhất của một người phụ nữ, đều được tác giả Thiết Ngưng đưa vào tác phẩm của bà qua lăng kính trần trụi nhất, không chút ngần ngại. Những người đàn bà tắm, cho tới lúc này đây, là trải nghiệm “phụ nữ” nhất mà mình từng đọc.
Mình nghĩ bản thân nhà văn Thiết Ngưng cũng là một câu chuyện, một nguồn cảm hứng cho mọi người Phụ nữ: vẹn toàn cả tài và sắc. Bà là Nữ Chủ tịch trẻ tuổi nhất trong lịch sử của Hội Nhà văn Trung Quốc, đồng thời là thành viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản của nước này.
“Madam Như” hay “Dragon Lady” – một người phụ nữ nhỏ bé nhưng đầy tham vọng quyền lực, một người phụ nữ nhỏ bé nhưng nắm trong tay vận mệnh của cả một gia tộc, thậm chí có thể nói là của cả một hệ thống chính quyền đang vào giai đoạn nhiều biến động nhất. Vốn xuất thân trong một gia đình có học thức, bản thân Madam Nhu Trần Lệ Xuân là một người phụ nữ thông minh, hoạt ngôn và nhanh nhạy, vậy bằng cách nào và như thế nào bà trở thành người phụ nữ được sử sách lưu lại như một con người đam mê quyền lực đến tàn nhẫn như vậy? Cuốn sách này sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc ấy.
Mặc cho một số lời nhận xét không mấy tích cực về nội dung và về bản dịch Tiếng Việt của cuốn sách này thì mình thấy nó hoàn toàn ổn và mình tin rằng đây là một cuốn sách đáng đọc.
Tổng hợp: Thanh Nhã
Nguồn tham khảo: Ig:@Chidocsach