024 6329 6389
Bốn tháng sau khi tập 2 ra mắt, NXB Văn học và Nhà sách Tri thức trẻ tiếp tục giới thiệu Tư trị thông giám tập 3 đến bạn đọc. Tập trước, Tư trị thông giám biên chép lịch sử Trung Quốc từ năm Kiến Nguyên nguyên niên thời Hán Vũ đế (140 TCN) cho đến năm Kiến Bình nguyên niên thời Hán Ai đế (06 TCN), kể về giai đoạn trị vì của sáu vị Hoàng đế, lần lượt là Hán Vũ đế, Hán Chiêu đế, Xương Ấp vương, Hán Tuyên đế, Hán Nguyên đế, và Hán Thành đế, tổng cộng một trăm ba mươi lăm năm.
Click để xem nhanh
Một trăm ba mươi lăm năm ấy diễn ra nhiều sự kiện nổi bật, có ảnh hưởng lâu dài đến tiến trình phát triển của Trung Quốc và các nước đồng văn như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam. Tiêu biểu nhất là sự kiện "Độc tôn Nho học, bãi truất Bách gia" dưới thời Hán Vũ đế. Kế đến phải kể tới việc ban hành Sát cử lệnh, Thôi ân lệnh; đặt chức danh Thứ sử để thiết lập hệ thống thanh sát hoạt động của quan lại trong cả nước. Tất thảy đều mang tính đột phá, có giá trị làm khuôn thước cho đời sau. Tư trị thông giám tập 3 trong tay bạn đọc gồm mười bảy quyển, ghi lại một giai đoạn không kém phần thú vị so với giai đoạn trước, chứa những biến cố lớn lao đáng để chúng ta chiêm nghiệm lâu dài.
Tư Mã Quang - "Cái tội của kẻ nhân thần, chẳng gì lớn hơn lừa dối, đấy là thứ tội mà bậc quân chủ thánh minh cực ghet... Xét ra, bậc nhân chủ đối với quần hạ, sợ nhất là không biết được ai trong số họ gian trá, ví như đã biết được kẻ gian lại tha miễn, thì chẳng thà không biết còn hơn. Vì sao lại thể?... Là vì kẻ ki làm việc gian mà quân chủ không biết, vẫn còn có ý sợ hãi; quân chủ đã biết được mà chẳng thể giết phạt, kẻ gian kia biết rằng quân chủ chẳng đáng sợ, thì phóng túng mà không còn chỗ nào để úy kỵ rồi! Thế nên biết người thiện mà chẳng thể dùng, biết kẻ ác mà chẳng thể bỏ, là điều răn sâu sắc với bậc nhân chủ vậy"
Với ghi chép tỉ mỉ của Tư trị thông giám, nhìn toàn cảnh thời đại ấy, ngoài thời thế, cơ mưu, lực lượng còn có một nguyên nhân khác đóng góp vai trò quan trọng trong quá trình thành lập nhà Tân. Đó là cơ chế "Thiện nhượng" - nhường ngôi cho người hiền đức, vốn xuất hiện từ thời cổ, vẫn luôn tồn tại, lưu truyền và được xã hội tán thưởng, chấp nhận rộng rãi. Trong giai đoạn này, Trung Quốc sắp rơi vào bất ổn, là nguồn gốc cho sự hỗn loạn đẫm máu của thời Tam Quốc, Nguỵ Tấn, Nam Bắc triều. Đấy sẽ là nội dung mà nhóm Cổ thư lâu gửi tới bạn đọc ở tập sau. Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Tư Mã Quang (1091 - 1086), tự Quân Thực, lấy hiệu là Vu Phu, sau khi lớn tuổi xưng là Vu Tấu, người đời gọi ông là Tốc Thủy tiên sinh, người huyện Hạ, Thiếm châu. Cha của Tư Mã Quang là Tư Mã Trì, thờ hai đời vua Tống Chân tông và Tống Nhân tông, trải qua các chức Lộ châu Chuyển vận sứ, Thị ngự sử tri tạp sự, Thượng thư binh bộ Viên ngoại lang, Thiên chương các đãi chế (quản việc tiếp nhận tấu chương)...
0
Đánh giá