024 6329 6389
Enrico Bottini, một cậu bé mười tuổi người Ý, trong suốt năm học lớp ba, đều đặn ghi lại những câu chuyện mà em ấn tượng. Từ những việc làm của thầy cô giáo, bạn bè, hàng xóm cho đến những câu chuyện được đọc trên lớp, những bức thư của mẹ cha hay những sự việc trên đường phố, tất cả đều được ghi vào trong một cuốn nhật kí. Với Enrico, mỗi câu chuyện ấy là một bài học về tình thầy trò, bè bạn và cha con...; về sự yêu thương, lòng trắc ẩn và tình yêu nước... Tất cả đã tạo nên một tác phẩm xúc động lòng người.
Click để xem nhanh nội dung:
Những Tấm Lòng Cao Cả là một cuốn tiểu thuyết trẻ em của nhà văn người Ý Edmondo De Amicis. Lấy bối cảnh trong lúc nước Ý đang thống nhất cũng như nói về đề tài yêu nước.
Xuyên suốt tiểu thuyết là những vấn đề xã hội như sự nghèo đói, Những Tấm Lòng Cao Cả được yêu chuộng vì văn phong giản dị và ý nghĩa giáo dục về tình nhân ái. Những Tấm Lòng Cao Cả được viết theo hình thức nhật ký của Enrico Bottini, một cậu học trò 10 tuổi học tiểu học ở Ý. Gia đình cậu thuộc tầng lớp thượng lưu trong khi nhiều bạn cùng lớp lại xuất thân từ tầng lớp lao động. Cốt truyện diễn ra theo thứ tự thời gian xuyên suốt năm lớp 3 của Enrico. Ở đó Enrico đã được tiếp xúc với những cậu bé đủ mọi tính cách …
Xen kẽ vào cuốn nhật kí của cậu bé Enrico là các truyện đọc hàng tháng (thầy giáo yêu cầu học sinh chép để đọc cho cả lớp), đây là những câu chuyện kể về tấm gương những thiếu niên dũng cảm của nước Ý, có những người hi sinh vì Tổ quốc như cậu bé trinh sát ở Lombardia, có người chết để cứu những người thân thiết như cậu bé ở Roma hay cậu bé người Sicilia, và cả những người có nhiều nghĩa cử cao đẹp...
Qua Những Tấm Lòng Cao Cả, Amicis muốn gửi gắm đến các em thiếu nhi những bài học đạo đức sâu sắc cũng như vai trò quan trọng của nhà trường, cha mẹ trong việc dạy dỗ trẻ em.
“Không, chắc rằng bạn Côrretti của con, cũng như Garônê, không bao giờ lại trả lời bố mình như con đã trả lời bố tối hôm qua. Enricô ạ. Sao lại có thể thế được nhỉ? Con phải hứa với mẹ rằng từ nay trở đi sẽ không thể xảy ra việc như vậy nữa.
Mỗi lần mà bố con mắng và con sắp sửa càu nhàu một lời không tốt, thì con hãy nghĩ đến cái ngày, mà ngày ấy chắc chắn sẽ đến không tránh được, cái ngày mà nằm trên giường bệnh sắp chết, bố cho gọi con lại mà nói: “Enricô, bố vĩnh biệt con”.
Ôi, con yêu của mẹ, khi con nghe giọng nói của bố lần cuối cùng, và cả rất lâu về sau nữa, con sẽ tự hỏi làm sao mà mình có thể thiếu lễ độ với bố được! Lúc đó con sẽ hiểu rằng bố bao giờ cũng là người bạn tốt nhất của con; rằng khi bắt buộc phải phạt con thì chính bố lại đau khổ hơn con, và không bao giờ bố làm cho con phải khóc mà không phải để chữa những thói xấu của con. Đến lúc đó, con sẽ khóc, con sẽ hối hận!
Ôi, con yêu của mẹ, khi con nghe giọng nói của bố lần cuối cùng, và cả rất lâu về sau nữa, con sẽ tự hỏi làm sao mà mình có thể thiếu lễ độ với bố được! Lúc đó con sẽ hiểu rằng bố bao giờ cũng là người bạn tốt nhất của con; rằng khi bắt buộc phải phạt con thì chính bố lại đau khổ hơn con, và không bao giờ bố làm cho con phải khóc mà không phải để chữa những thói xấu của con. Đến lúc đó, con sẽ khóc, con sẽ hối hận!
Con thử nghĩ đối với bố nỗi đau đớn sẽ như thế nào khi đáng lẽ gặp ở con tình thương yêu, thì chỉ thấy vẻ lạnh nhạt và sự bất kính! Con đừng bao giờ phạm lại cái tội vô ơn bạc nghĩa khủng khiếp ấy nữa. Hãy nhớ rằng, ở đời này chẳng có gì bất diệt, và có thể sang năm, hay tháng sau, hay biết đâu ngày mai… con sẽ mất bố, trong khi con còn bé dại…
Ôi! Enricô đáng thương của mẹ, bây giờ con sẽ thấy bao nhiêu biến đổi xảy ra chung quanh con! Cái nhà này sẽ trống trải như thế nào với mẹ tội nghiệp của con mặc toàn màu đen. Đi đi, con ạ, đi gặp ngay bố đang ở trong phòng làm việc; con hãy bước vào, nhẹ nhàng trên đầu ngón chân, áp trán con vào đầu gối bố và xin bố tha lỗi cho con.
Mẹ của con.”
Edmondo De Amicis (21/10/1846 - 11/03/1908) là một nhà văn, nhà báo và nhà thơ người Ý. Ông được biết đến với tác phẩm dành cho thiếu nhi nổi tiếng toàn thế giới Những tấm lòng cao cả
Tác phẩm của De Amicis mang dấu ấn chủ nghĩa quốc gia yêu nước sâu sắc, về sau lại trộn lẫn với xu hướng dân chủ xã hội.
Một số tác phẩm khác của ông như La vita militare (Đời quân ngũ, 1868), Spagna (1873), Olanda (1874), Sull'oceano (1889), amorre e ginnastica(1892)....
Độc giả Phuong Vy Le: “...Cách dạy trẻ trong truyện làm tôi cảm động - từ gia đình đến những người thầy. Họ dạy cho trẻ con lòng dũng cảm, hiếu thảo với gia đình, nhân ái với bè bạn. Họ dạy cho trẻ con sự tận tụy trong một nghề, và sự cao quý của mọi nghề. Tôi thấy mình cảm động. Tôi thấy mình mong là một đứa trẻ để ngồi trong lớp nghe thầy giảng bài, và 20 năm sau, lúc tôi về thăm thầy, tôi sẽ nhận lại bài tập làm văn của mình được thầy xếp gọn, giữ gìn với tất cả yêu thương…”
Độc giả Thảo Lã: “Sách rất hay. Giọng văn đơn giản, nội dung cũng giản dị như cuộc sống thường ngày nhưng rất nhẹ nhàng và sâu sắc. Đọc xong cảm thấy ấm lòng lắm. Mình nghĩ bố mẹ rất nên mua cuốn này cho con đọc.”
Độc giả Nguyễn Hùng: “Tôi vẫn nhớ như in cảm xúc sau khi gấp lại trang cuối cùng cuốn ''Những tấm lòng cao cả'' củaEdmondo De Amicis . Nó đã dạy cho tôi nhiều điều khiến tôi phải nghĩ suy…”
Độc giả Phạm Linh: “…Với những câu chuyện của Enrico trong Những tấm lòng cao cả, mình cảm thấy mình được tự trải nghiệm kha khá cảm xúc: xúc động, cảm thương, biết ơn và thậm chí là học được cách... tối giản hóa cách suy nghĩ về cuộc sống qua cách nhìn nhận về thế giới dưới lăng kính của trẻ nhỏ…”
Ngày khai trường
Thầy giáo mới
Một tai nạn
Cậu bé miền Nam
Bạn tôi
Lòng hào hiệp
Trên rầm thượng
Học đường
Lòng yêu nước của cậu bé thành Padova
Em bé quét mồ hóng
Người bán than và ông quý phái
Mẹ tôi
Học trò nghèo
Ân nhân cuare bạn Nelli
Em bé trinh sát
Kẻ khó
Tính khoe khoang
"Chú phó nể"
Quà cầu tuyết
Các cô giáo trường tôi
Thăm ông già bị nạn
Chàng viết mướn thành Phirenze
Lòng biết ơn
Thầy giáo phụ
Pranti bị đuổi
Chú lính đánh trống người đảo Xardenha
Lòng ái quốc
Bà mẹ anh Phơranti
Chiếc xe hỏa máy
Một kẻ tù phạm
Làm khán hộ cho cha
Chú hề con
Ngày cuối cùng hội Giả trang
Những trẻ em mù
Lớp học tối
Đám đánh nhau
Người tù số 78
Trước ngày 14 tháng Ba
Lễ phát phần thưởng
Lòng cháu
Chú phó nề trong phút hiểm nghèo
Viện dục anh
Kỳ dưỡng bệnh
Bạn ta là thợ
Bà mẹ anh Garone
Lòng nghĩa hiệp
Hy sinh
Một vụ hỏa tai
Quê người tìm mẹ
Trường câm điếc
Đi ngoài phố
32 đô
Cha tôi
Thú quê
Cuộc phát thưởng cho thợ thuyền
Lời cảm tạ
Đắm tàu
Trang cuối cùng của mẹ tôi
0
Đánh giá