024 6329 6389
Biên niên ký chim vặn dây cót (ねじまき鳥クロニクル) là một cuốn tiểu thuyết của nhà văn Murakami Haruki. Bản dịch tiếng Việt do Trần Tiễn Cao Đăng dịch dựa theo bản tiếng Anh The Wind-up Bird Chronicle của Jay Rubin và bản dịch tiếng Nga Хроники Заводной Птицы của Sergey Logachev và một số đối chiếu với nguyên tác tiếng Nhật. Bản tiếng Việt được ấn hành lần đầu năm 2007.
Với tiểu thuyết này, Murakami nhận được Giải thưởng Văn học Yomiuri, do nhà phê bình khó tính nhất của ông trước đây, Kenzaburo Oe.
Cuộc Săn Cừu Hoang (1982)
Xứ Sở Diệu Kì Tàn Bạo Và Chốn Tận Cùng Thế Giới (1985)
Rừng Na Uy (1987)
Nhảy Nhảy Nhảy (1988)
Phía Nam Biên Giới, Phía Tây Mặt Trời (1992)
Biên Niên Ký Chim Vặn Dây Cót (1995)
Ngầm (1997)
Người Tình Sputnik (1999)
Kafka Bên Bờ Biển (2002)
Tôi Nói Gì Khi Nói Về Chạy Bộ (2007)
1Q84 (2010)...
“Cuộc đời tôi có còn ý nghĩa gì nếu suốt đời tôi ngủ chung giường với một người đàn bà xa lạ vẫn hoàn xa lạ?”
“Cái gì mua được bằng tiền thì phải bỏ tiền mua, đừng đắn đo hơn thiệt. Hãy để dành tâm lực cho những cái mà tiền không mua được”
“Sự thật không hẳn là chân lý, những chân lý cũng không phải lúc nào cũng có thật”
“Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy cô đơn đến nhói lòng. Ngay cả nước tôi uống, không khí tôi thở dường như cũng tua tủa những chiếc kim dài, bén ngót. Những trang sách trên tay tôi lấp lánh kim loại đầy đe dọa như những lưỡi dao lam. Lúc 4 giờ sáng, chung quanh lặng tờ đến độ tôi như nghe thấy tiếng nỗi cô đơn đâm rễ vào thân tôi mỗi lúc một sâu”
“Haruki Murakami là một bậc thầy của những biến hóa văn chương vô cùng kỳ ảo. Trong khi những sự việc tầm thường tiềm ẩn bao hiểm họa, thì những điều bất thường kỳ quặc lại được chấp nhận miễn lời bàn luận, và ý nghĩa hình như luôn ở ngoài tầm với. Tác phẩm Biên niên ký chim vặn dây cót chính là sự suy ngẫm tiếp nối những chủ đề đã xuyên suốt các tác phẩm trước đó của Murakami. Những câu chữ của văn hóa đại chúng, phim ảnh, âm nhạc, cùng các câu chuyện trinh thám kết hợp với nhau tạo nên một tác phẩm khai thác được cả bề nổi lẫn chiều sâu một xã hội Nhật cuối thế kỉ XX.”
- Simon Leake, Amazon.com -
Trong biển cả mênh mông kì quặc nhưng chẳng bao giờ nhàm chán của tác phẩm này, chúng ta vẫn nhận ra được một chiếc phao cứu sinh ở phía chân trời.
- Bill Ott -
“Kì ảo như mơ mà đầy thuyết phục… Murakami là một bậc kì tài.” (Chicago Tribune)
“Đầy mê hoặc… Nỗ lực hết mình của Murakami để đưa tất cả những vấn đề của xã hội hiện đại Nhật Bản vào trong một chỉnh thể kiến trúc ngôn ngữ duy nhất.” (The Washington Post Book world)
“Một bước tiến quan trọng trong nghệ thuật sáng tạo của Murakami… Một cuốn sách táo bạo và phong phú.” (The New York Times Book Reviews)
“Với Biên niên ký chim vặn dây cót, Murakami đã sải dài đôi cánh trên đường bay tuyệt vời và kì diệu.” (Philadenphia Inquirer)
“Đầy quyến rũ… Một mê cung được thiết kế bởi nghệ sĩ bậc thầy, vừa quen thuộc vừa mới lạ một cách cuốn hút.” (San Francisco Chronicle)
“Một huyền thoại… một công trình điêu khắc không thể nào rời mắt khỏi như bức tượng hình con chim của Brancusi.” (New York Magazine)
“Một cuốn sách mê hoặc, độc đáo… hấp dẫn, táo bạo, bí ẩn và sâu sắc.”(Baltimore Sun)
“Cách tư duy lý thú của cuốn Biên niên ký chim vặn dây cót đầy những bí ẩn, đưa chúng ta vào đi sâu vào thế giới ảo ảnh của nỗi đau và kí ức theo một cách mới lạ. Đầy thuyết phục và không hề giả dối.” (Los Angeles Times Book Review)
“Đào sâu mạnh mẽ vào những bí mật chôn vùi của lịch sử Nhật Bản… Được dịch sang tiếng bản địa một cách xuất sắc.” (Pico Iyer, Time)
Daisy Tran Biên niên ký chim vặn dây cót là quyển đầu tiên mình quyết đinh đọc lần 2 ngay sau khi hoàn thành lần 1. Sách thì quá hay mà mình thì quá nông để có thể hiểu hết.
Bach Tran Quang: Đây chắc chắn là kiệt tác kỳ công nhất của Murakami. Xuất phát đơn giản, chỉ từ việc đi tìm một con mèo (một thứ có tính biểu tượng chăng) sau đó kéo theo hàng đống những hệ lụy đằng sau cái hành động đi tìm ấy. Tôi luôn nghĩ cuộc đời con người ta là những khúc quanh, và nhiều sự lựa chọn. Rẽ trái, rẽ phải, chọn sai chọn đúng đều tác động cách này cách khác đến cuộc đời cũng như số phận của chính mình. Và "Chim vặn dây cót" đã bước chân vào một thế giới khác và có những thay đổi mãi mãi như thế.
Nguyễn: Như một chuyến hành trình dài vào cái tôi của con người. Không phải là cái tôi như tôi là, mà một cái tôi bị thế giới quậy cho méo mó. Cái tôi sống một mình và cái tôi sống giữa đám đông, đâu mới là cái tôi thật sự của ta?
Kana Junnie (Khanh): Haruki Murakami quả thật không làm mình thất vọng một chút nào với lồi hành văn khác biệt và điêu luyện của ông. Phi thực với những giấc mơ của nhân vật chính và chân thực với sự cô đơn đến đau đớn cũng của nhân vật chính, Murakami vẽ nên một thế giới ma mị dựa trên chính thực tại khô khan, và thế giới của ông một khi đã bước vào thì khó lòng dứt được ra.
Trí Trần: Haruki viết một câu chuyện dài trong lòng xã hội Nhật Bản cận đại. Tôi thực sự thích điều đó, nó giống như một tấm gương phản chiếu những gì kỳ khôi nhất, lạ lùng nhất của một đất nước xa lạ và vốn toàn nổi tiếng với những điều tốt đẹp và giàu sang.
Và dù sao cũng phải nể phục ông Haruki, dù tôi là kẻ có hệ tư tưởng và suy nghĩ hoàn toàn trái ngược với ông trong cuốn sách này, vẫn chẳng tìm ra thứ gì để chê bai về nó cả...
0
Đánh giá