024 6329 6389
Bé Ngủ An Lành, Mẹ Ngủ An Tâm - Cuốn sách nuôi dạy trẻ dành cho các ông bố bà mẹ có con khóc đêm.
Bạn không thể ngủ nổi mỗi đêm vì con khóc? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân tại sao và sau đó cùng học cách để bé không khóc đêm nữa cùng bác sĩ Hirofumi Koyama đến từ Nhật Bản.
Click để xem nhanh giới thiệu sách:
Tại sao bé lại quấy khóc nhỉ?
Đầu tiên, bằng việc tìm hiểu về lý do cũng như cơ chế của điều này, tôi nghĩ rằng các bạn có thể dỗ bé nín, cải thiện tình trạng khóc đêm để ổn định đồng hồ sinh học, và cứ như thế, giúp cho mỗi ngày bé trải qua đều thật vui vẻ, khỏe mạnh.
“Làm thế nào để bé ngừng khóc” hay “Cách dỗ bé nín khóc” thì có vô vàn, nhưng những phương pháp gắn liền với nguyên nhân “Tại sao bé quấy khóc” sẽ có hiệu quả trước tiên.
Qua cuốn sách này, nếu các bạn có thể nhận ra “Thì ra là vậy! Làm như thế này là được!”hay bằng việc hiểu rõ về nguyên nhân và cách chăm sóc bé những khi quấy khóc mà có thể giúp cả bé lẫn bố mẹ đều ngủ thật ngon, cùng nhau trải qua mỗi ngày thật thoải mái, vứt hết mọi căng thẳng lo âu, thì tôi sẽ vô cùng vui sướng.
Những việc mà chúng ta không hiểu hoặc bị thiếu kiến thức đôi khi dẫn đến những ảnh hưởng to lớn.
Bởi vì không biết nên không thể làm gì khác được. Nếu nắm vững kiến thức thì những chuyện như vậy đã không xảy ra.
Tôi đã từng nghe được những lời bình luận như vậy trong rất nhiều tin tức sự kiện. Nhưng nếu đó là những chuyện liên quan trực tiếp đến con cái của bạn thì sao?
Khi bố mẹ lỡ sử dụng bạo lực, những sự việc đáng tiếc vẫn thường xảy ra. Hầu hết phụ huynh đều đưa ra những lý do như “Vì con cứ khóc không ngừng nên đã lỡ là như vậy”, “Tôi chỉ định dạy dỗ nó một chút”... Nhưng đối với tôi của trước đây mà nói, đó đơn thuần chỉ là những lời ngụy biện không hơn không kém.
Cho đến khi làm việc tại phòng Trị liệu tập trung cho Trẻ sơ sinh trực thuộc Bệnh viện đa khoa NICU, tôi đã rất bàng hoàng khi nghe được câu chuyện sau khi cho con xuất viện từ cặp cha mẹ mà tôi vốn khá thân quen.
Họ kể rằng: “Vì quá mệt mỏi khi thấy con dai dẳng không ngừng nên chúng tôi đã bỏ mặc co một mình trong đệm." Tôi vẫn nhớ mình đã k thể thốt nên lời bởi vì họ là những bậc cha me kỳ nồng hậu và đầy tình cảm.
...
Thạc sĩ Y khoa, Bác sĩ chuyên khoa Nhi của Hiệp hội Khoa học trẻ em Nhật Bản. Phó Viện trưởng Bệnh viện Ikoma. Sau khi tốt nghiệp Đại học Y Tokyo, ông công tác tại khoa Nhi Đại học Y tỉnh Wakayama. Hiện ông đang làm việc ở Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Kishiwada Tokushukai va giữ chức Trưởng phòng của Phòng trị liệu tập trung dành cho trẻ sơ sinh (NICU). Đồng thời là tác giả của "Bài tập giúp ngủ ngon cho mẹ và bé" (NXB Natsme). Ông cũng tham gia tư vấn nhiều lời khuyên hữu ích dành cho các bậc phụ huynh đang đau đầu vì chứng khóc đêm ở trẻ tại trang thông tin "Lần đầu nuôi dạy trẻ"
LỜI NÓI ĐẦU
BƯỚC 1: BÉ QUẤY KHÓC LÀ ĐIỀU RẤT TỰ NHIÊN
BƯỚC 2: BÉ QUẤY KHÓC VÌ "KHÓ CHỊU"
- Phán đoán bằng cái ôm "Khó chịu tinh thần” và "Khó chịu thể chất"
- Để "người khiến bé yên tâm" bế bé
BƯỚC 3. "KHÓ CHỊU THỂ CHẤT - BÉ SẼ KHÓC RẤT TO
BƯỚC 4. NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH CHĂM SÓC ĐỐI VỚI "KHÓ CHỊU TINH THẦN” RIÊNG THEO ĐỘ TUỔI CỦA TRẺ
Chuyên mục: Cách dỗ bé nín khóc đối với các bé từ sau sinh đến 3 tháng
BƯỚC 1: BÉ NGỦ THẬT NHIỀU VỀ LỚN LÊN
BƯỚC 2: BÉ NGỦ NHƯ THẾ NÀO?
- Thời gian học hỏi và chỉnh lý ký ức
- "Pha REM" Và "pha non-REM”
- Giấc ngủ của bé không sâu
BƯỚC 3: CÓ THẬT LÀ KHÓC ĐÊM TĂNG LÊN VÌ "NGỦ CÙNG SỮA”!?
BƯỚC 4. ĐỐI VỚI BÉ, NGỦ NGON LÀ "NGỦ LIỀN MẠCH 5 TIẾNG”
BƯỚC 5. HÃY CÙNG PHÁT TRIỂN "NĂNG LỰC NGỦ” CHO BÉ
- Liên quan đến sự mất cân bằng trong não: Hệ viền (hệ Umbic) vs Thùy trán
- Trạng thái của bé và sự phát triển của não bộ
- Điều chỉnh nhịp sinh hoạt để tập cho bé "năng lực ngủ”
Chuyên mục: Nuôi con kiểu Pháp
BƯỚC 1: TRƯỚC TIÊN THÌ "KHÓC ĐÊM” LÀ GÌ NHỈ?
- Nuôi con ở nước ngoài không có "khóc đêm"?
BƯỚC 2, NGUYÊN NHÂN CỦA KHÓC ĐÊM
- Khóc đêm vì chu kỳ ngủ không ổn định
– Khóc đêm vì khả năng điều chỉnh cảm xúc kém ổn định
BƯỚC 3. KHÓC ĐÊM THẾ NÀO, CHĂM SÓC THẾ NẤY
BƯỚC 4. TẠI SAO CÓ NGÀY BÉ QUẤY KHÓC VÀ CÓ NGÀY KHÔNG ?
BƯỚC 5: VÀO LÚC MÀ BẠN SẮP KHÓC THÌ
Chuyên mục: Những ngày vui quá độ cũng ảnh hưởng đến khóc đêm
BƯỚC 1: CHA NGUYÊN NHÂN QUẤY KHÓC CỦA BÉ RA THÀNH "TRƯỚC VÀ SAU” 4 THÁNG TUỔI
BƯỚC 2, BẮT ĐẦU TỪ VIỆC TẠO MÔI TRƯỜNG CÓ THỂ NGỦ THOẢI MÁI
- Ánh sáng là điều cấm kị đối với giấc ngủ
- Nhiệt độ phòng không quá nóng cũng không quá lạnh
- Kiểm tra "mầm mống khóc đêm” trước giờ đi ngủ.
- Bé không thể ngủ vì quá yên tĩnh!?
- Hoàn tất việc chuẩn bị để ngủ
- "Ngủ một mình không hề đáng sợ!
BƯỚC 3: BÍ QUYẾT NUÔI TƯỞNG "NĂNG LỰC NGỦ"
1 - ĐIỀU CHỈNH NHỊP SINH HOẠT
- Bí quyết để điều chỉnh nhịp sinh hoạt 1
Hãy tạo thói quen "sáng thức tối ngủ”
Bí quyết để điều chỉnh nhịp sinh hoạt 2
Ngủ Thức dậy là sảng khoái!
Bí quyết để điều chỉnh nhịp sinh hoạt 3
Chơi đùa thật nhiều vào ban ngày
Bí quyết để điều chỉnh nhịp sinh hoạt 4
- Hãy quy định thời gian ngủ trưa
Bí quyết để điều chỉnh nhịp sinh hoạt 5
- Điếu chỉnh nhịp sinh hoạt bằng việc cho bú sữa
BƯỚC 4. BÍ QUYẾT NUÔI TƯỞNG NĂNG LỰC NGỦ 2 - TẠO CÂN BẰNG TRONG NÃO
Bí quyết phát triển não bộ 1
Nhìn thẳng vào mắt, mỉm cười và thực hiện tiếp xúc cơ thể
Bí quyết phát triển não bộ 2
Thời gian chơi một mình cũng cần thiết
Bí quyết phát triển não bộ 3
Quá nhiều sai sót
Bí quyết phát triển não bộ 4
Không phải là "nói chuyện” mà là "vui vẻ trò chuyện”
Bí quyết phát triển não bộ 5
Thỉnh thoảng chịu đựng cũng là việc quan trọng
Bí quyết phát triển não bộ 6
Đừng giao bé cho tivi và điện thoại
Bí quyết phát triển não bộ 7
Hãy ủng hộ bé "muốn làm thử"
- Chuyên mục: Dù bé có quấy khóc cỡ nào, bố cũng không hề tỉnh giấc, tại sao vậy?
- Không cần lần nào cũng cố gắng dỗ dành bé quá mức
- Dù là bố hay mẹ, đôi khi thấy muốn khóc là chuyện bình thường
- "Phương pháp nuoi dạy con đúng" không hề tồn tại
- Cách nuôi dạy con dễ thất bại
- Đôi khi cũng cần "làm ngơ"
- Bạn có "nơi ẩn náu" chứ?
- Để bố khiêu chiến với nhiệm vụ dỗ bé ngủ
- Làm thế nào cũng quá vất vả thì dùng thuốc đông y cũng là một cách
- Mối quan hệ giữa khóc đêm và khuyết tật phát triển
Chuyên mục: Trầm cảm sau sinh? Đừng bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm.
LỜI KẾT
0
Đánh giá